ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TRONG CHẤN THƯƠNG THẦN KINH QUAY

Nguyễn Thị Kim Oanh1,
1 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Thần kinh quay là dây thần kinh thường bị tổn thương. Không thể duỗi cổ tay dẫn đến mất chức năng và sự khéo léo của bàn tay, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Việc tìm ra giải pháp cho các chấn thương thần kinh quay luôn là một trong những thách thức lớn mà các bác sĩ phải đối mặt. Chẩn đoán điện rất hữu ích trong định khu và chẩn đoán mức độ tổn thương thần kinh quay. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, vị trí tổn thương, nguyên nhân và đặc điểm điện sinh lý thần kinh của chấn thương thần kinh quay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện bệnh nhân chấn thương thần kinh quay tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh từ 1/4/2020 – 31/12/2020. Kết quả: 128 bệnh nhân, 79,7% là nam giới, nữ giới 20,3%. Tuổi trung bình 33 ± 11 tuổi. Nguyên nhân chấn thương thần kinh quay do tai nạn sinh hoạt tại nhà với những vết thương do vật sắc, nhọn là chủ yếu. Giảm hoặc mất biên độ điện thế hoạt động co cơ toàn phần 85,9% và biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác 65,6%. Điện thế hoạt động tự phát 100%. Tổn thương sợi trục 100% và tổn thương không hoàn toàn chiếm đa số trong phân bố tổn thương thần kinh quay. Kết luận: Nam giới bị nhiều hơn nữ giới, tai nạn trong sinh hoạt tại nhà với những vật sắc, nhọn là nguyên nhân hàng đầu. Biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần và biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác thường bị giảm hoặc mất. Điện thế hoạt động tự phát, tổn thương sợi trục và tổn thương không hoàn toàn chiếm ưu thế đối với chấn thương thần kinh quay

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. R Cantero-Téllez 1, J H Villafañe 2, S G Garcia-Orza 3, K Valdes 4 (2020) “Analyzing the functional effects of dynamic and static splints after radial nerve injury”, Hand Surg Rehabil, 39(6):564-567.
2. Kouyoumdjian JA. (2006). “Peripheral nerve injuries: A retrospective survey of 456 cases”, Muscle Nerve, 34:785-8.
3. R A Abrams 1, R J Ziets, R L Lieber, M J Botte, (1997), “Anatomy of the radial nerve motor branches in the forearm”, J Hand Surg Am, 22 (2): 232- 7
4. Neeraj Vij 1, Hayley Kiernan 1, Sam Miller-Gutierrez 2, Veena Agusala 3, Alan David Kaye 4, Farnad Imani 5, Behrooz Zaman 5, Giustino Varrassi 6, Omar Viswanath 1 4 7 8, Ivan Urits 4 9, (2021) “Etiology Diagnosis and Management of Radial Nerve Entrapment” 11(1):e112823.
5. Gerardo E. M, Ruben Y. Torres. (2016). “Epidemiology of Traumatic Peripheral Nerve Injuries Evaluated with Electrodiagnostic Studies in a Tertiary Care Hospital Clinic”, P R Health Sci J,Jun;35(2):76-80.
6. Palma C, Mauro M, Eugenia R, Bruno B, Arman S, Italo P, Giuliano F, Giuseppe M, Aristide M, “Traumatic peripheral nerve injuries: epidemiological findings, neuropathic pain and quality of life in 158 patients”, Journal of the Peripheral Nervous System 15:120–127 (2010).
7. Eser F, Aktekin LA, Bodur H, Atan C. (2009). “Etiological factors of traumatic peripheral nerve injuries”, Neurol India , 57:434−437.
8. Võ Đôn, Nguyễn Hữu Công (2018). Đặc điểm điện sinh lý trong chấn thương thần kinh ngoại biên. Y học TP. HồChí Minh,1 (Phụ bản tập 22),211-216