ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN DA ĐẦU

Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,, Phạm Nguyễn1, Văn Thế Trung1
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến da đầu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 96 bệnh nhân vảy nến da đầu tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 09/2024 đến tháng 01/2025. Kết quả: Vị trí khởi phát thường gặp nhất là da đầu, chiếm 46,9% với hai dạng lâm sàng phổ biến là dạng mảng và dạng tróc vảy mịn. Có 75% bệnh nhân vảy nến da đầu có sang thương ở móng. Điều trị tại chỗ là phương pháp phổ biến nhất (76%), chiếm tỉ lệ nhiều nhất là corticoid kết hợp đồng vận vitamin D (66,7%). Suy giảm chất lượng cuộc sống theo thang điểm Scalpdex cao hơn ở nữ giới, lao động ngoài trời, cư trú ngoài TPHCM, vảy nến da đầu dạng nón, có sang thương ở vị trí khó điều trị. Bệnh nhân dùng thuốc sinh học có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Mức độ nặng của bệnh theo BSA, PASI, PSSI tương quan thuận với suy giảm chất lượng cuộc sống theo Scalpdex. Kết luận: Da đầu là vị trí khởi phát thường gặp nhất ở bệnh nhân vảy nến, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống tương quan với mức độ nặng của bệnh. Các yếu tố có liên quan đến suy giảm chất lượng cuộc sống bao gồm nữ giới, nghề nghiệp, nơi cư trú, dạng lâm sàng vảy nến da đầu, sang thương vị trí khó điều trị, phương pháp điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bu J, Ding R, Zhou L, Chen X, Shen E. Epidemiology of Psoriasis and Comorbid Diseases: A Narrative Review. Front Immunol. 2022;13: 880201. doi:10.3389/fimmu.2022. 880201
2. Merola JF, Qureshi A, Husni ME. Underdiagnosed and undertreated psoriasis: Nuances of treating psoriasis affecting the scalp, face, intertriginous areas, genitals, hands, feet, and nails. Dermatol Ther. May 2018;31(3): e12589. doi:10.1111/dth.12589
3. Chen SC, Yeung J, Chren MM. Scalpdex: a quality-of-life instrument for scalp dermatitis. Arch Dermatol. 2002;138(6): 803-807. doi:10.1001/ archderm.138.6.803
4. Lin TY, See LC, Shen YM, Liang CY, Chang HN, Lin YK. Quality of life in patients with psoriasis in northern Taiwan. Chang Gung Med J. 2011;34(2):186-196.
5. Bruni F, Alessandrini A, Starace M, Orlando G, Piraccini BM. Clinical and trichoscopic features in various forms of scalp psoriasis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2021;35(9):1830-1837. doi:10.1111/jdv.17354.
6. Aldredge, L.M., & Higham, R.C. Manifestations and Management of Difficult-to-Treat Psoriasis. Journal of the Dermatology Nurses’ Association. 2018;10:189–197.
7. Callis Duffin K, Mason MA, Gordon K, et al. Characterization of Patients with Psoriasis in Challenging-to-Treat Body Areas in the Corrona Psoriasis Registry. Dermatology. 2021;237(1):46-55. doi:10.1159/000504841.
8. Ali FM, Cueva AC, Vyas J, et al. A systematic review of the use of quality-of-life instruments in randomized controlled trials for psoriasis. Br J Dermatol. 2017;176(3):577-593. doi:10.1111/bjd. 14788.
9. Otlewska-Szpotowicz A, Matusiak Ł, Salomon J, Reich A, Szepietowski JC. SCALPDEX Questionnaire: creation and validation of the Polish language version. Postepy Dermatol Alergol. 2024;41(6):590-593. doi:10.5114/ada. 2024.142595.
10. Zampieron A, Buja A, Fusco M, et al. Quality of life in patients with scalp psoriasis. G Ital Dermatol Venereol. 2015;150(3):309-316.