ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG CEFAZOLIN 1G TRONG MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH NĂM 2023

Phạm Kim Hoàn1,, Đinh Thị Hồng Hoa2, Hoàng Thị Phương Thủy2, Nguyễn Thu Chinh2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm, diễn biến lâm sàng của các sản phụ có sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin 1g trong mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2023 và đánh giá kết quả việc sử dụng trên các sản phụ này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu toàn bộ sản phụ phẫu thuật lấy thai có sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh trong thời gian nghiên cứu từ 01/7/2023 đến 30/09/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 27,61 ± 4,61tuổi. Trong các chỉ định mổ thì chỉ định do mổ đẻ cũ cao nhất (70,9%). Hầu hết thời gian phẫu thuật đều nhỏ hơn 60 phút. Thời gian điều trị trung bình 4,18 ± 0,98 ngày. Tỉ lệ ra viện sớm (3 ngày) chiếm tỷ lệ 42%. Nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự trong mổ lấy thai theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ y tế. Trong số sản phụ sử dụng kháng sinh dự phòng không có trường hợp nào chuyển kháng sinh điều trị trong quá trình theo dõi tại bệnh viện. Tất cả các sản phụ đều được gọi điện lấy thông tin sau 30 ngày sau ra viện. Không có trường hợp nào nhiễm khuẩn vết môt trong thời gian nằm viện; có 5 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ (chiếm tỷ lệ 5%) trong 30 ngày sau ra viện, các biến cố khác trong quá trình hậu sản thường nhẹ và tự điều trị. Chi phí kháng sinh dự phòng đem lại hiệu quả kinh tế so với kháng sinh điều trị. Kết luận: Việc sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin 1g theo đúng phác đồ của Bộ y tế an toàn, rút ngắn thời gian điều trị và mang lại lợi ích kinh tế cho sản nên được áp dụng thường quy tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020) của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 46-48.
2. Vũ Văn Hiệp và cộng sự (2022). Kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 536 số 2 (2024).
3. Nguyễn Văn Đời, Nguyễn Thắng. Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại một bệnh viện tỉnh Sóc Trăng năm 2022, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 62 (2023).
4. Lê Thị Thanh Vân và cộng sự (2023-2024). Nghiên cứu đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa tại một bệnh viện ở thành phố Cần Thơ năm 2023-2024, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 541 số 1 (2024)
5. Nguyễn Thị Thu Hà (2019), Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, số 2, 2019.
6. Olsen MA, Butler AM, Willers DM, Devkota P, Gross GA, Fraser VJ (2008). “Risk factors for surgical site infection after low transverse cesarean section”. Infect Control Hosp Epidemiol, 29:477-484.
7. Antibiotic prophylaxis in obstetic procedure. The society of obstetricians and gynaecologists of Canada (SCOG) clinical practice guidline, 2010.