CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH ĐÙI – KHOEO MẠN TÍNH TASC C VÀ D Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liến quan kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới tầng đùi - khoeo TASC C, D ở bệnh nhân cao tuổi. Phương pháp: đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca được tiến hành tại Khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong thời gian từ 6/2020 - 6/2024, có 83 trường hợp hẹp/ tắc ĐM đùi – khoeo TASC C, D; Tuổi trung bình 77,4 ± 7,4 tuổi (65-99); 64 nam (77,1%) và 19 nữ (22,9%); tổn thương mạch máu TASC C (43,4%), TASC D (56,6%), ABI trung bình là 0,5 ± 0,2. Thành công kỹ thuật 97,5% (nong bóng 3,6%, nong bóng + stent 93,9%), thất bại không vượt được sang thương 2,4%. Biến chứng: tụ máu 9 trường hợp (10,8%), 1 trường hợp vỡ bóng khi nong. ABI sau can thiệp trung bình là 0,8 ± 0,2.Kết quả can thiệp điều trị phụ thuộc các yếu tố: độ tuổi càng cao và mức độ tổn thương mạch máu càng nặng tỷ lệ thành công càng thấp và thời gian can thiệp càng kéo dài. (p<0,05). Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc động mạch chi dưới tầng đùi khoeo TASC C và D đặc biệt đối với người cao tuổi có tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật cao. độ tuổi càng cao và mức độ tổn thương mạch máu càng nặng tỷ lệ can thiệp thành công càng thấp và thời gian can thiệp kéo dài hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
can thiệp nội mạch, hẹp/tắc động mạch đủi khoeo TASC C, D
Tài liệu tham khảo


2. Bradbury AW, Adam DJ, Bell J, et al. Bypass versus Angioplasty in Severe Ischemia of the Leg (BASIL) trial: a survival prediction model to facilitate clinical decision-making. J Vasc Surg. 2010;51(5 Suppl):52S-68S.

3. Baker C, Wong D. The Wong-Baker FACES pain rating scale. Pediatric Nursing. 1987;14(1):9-17.

4. Giannopoulos S, Armstrong EJ. Risk factors and outcomes of peripheral arterial disease. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2020;59(4):512-518. doi:10.1016/j.ejvs.2019.12.024.


5. Rammos C, Sianis A, Werner C, et al. Coronary artery disease in peripheral arterial disease. J Vasc Surg. 2024;70(3):1234-1242. doi:10.1016/j.jvs.2024.01.045.


6. Zeller T, Rastan A, Macharzina R, Pilger E. Endovascular therapy of chronic femoral artery occlusions. J Cardiovasc Surg. 2011;52(3):357-366.

7. Bradbury AW, Adam DJ, Bell J, et al. Bypass versus Angioplasty in Severe Ischemia of the Leg (BASIL) trial: a survival prediction model to facilitate clinical decision-making. J Vasc Surg. 2010;51(5 Suppl):52S-68S.

8. Hinchliffe RJ, Forsythe RO, Apelqvist J, et al. A systematic review of the effectiveness of revascularization of the ulcerated foot in patients with diabetes and peripheral arterial disease. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2015;49(4):519-529. doi:10.1016/j.ejvs.2015.01.019.


9. Schillinger M, Sabeti S, Loewe C, et al. Balloon angioplasty versus implantation of nitinol stents in the superficial femoral artery. N Engl J Med. 2006;354(18):1879-1888. doi:10.1056/ NEJMoa051303.


10. Liu Z, Chen X, Wang Y, et al. Endovascular therapy for TASC II C and D femoropopliteal occlusive disease: outcomes and predictors of patency. J Vasc Surg. 2023;78(4):987-994. doi:10.1016/j.jvs.2023.03.015.

