TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2023

Lê Hạ Long Hải1,2,, Nguyễn Thị Hải3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, có thể gây suy đa tạng và tử vong. Escherichia coli (E. coli) hiện là tác nhân hàng đầu gây NKH, nhưng việc điều trị ngày càng gặp khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng, đặc biệt ở các chủng sinh beta-lactamase phổ rộng (ESBL) và kháng carbapenem. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, phân tích dữ liệu từ hồ sơ bệnh án nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng E. coli gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong năm 2023. Kết quả: Từ 2308 mẫu cấy máu, nghiên cứu phân lập được 79 (3,4%) chủng E. coli. Tỷ lệ phân bố các chủng vi khuẩn tương đương giữa nam (50,6%) và nữ (49,4%) và chủ yếu gặp ở bệnh nhân ≥60 tuổi (73,4%). Các chủng E. coli có tỷ lệ phân bố cao nhất ở các khoa Nội (63,3%), thấp nhất ở khoa Truyền nhiễm (8,9%). Trong số 63 chủng được làm kháng sinh đồ, 18 chủng (28,6%) sinh ESBL. E. coli có tỷ lệ kháng cao với nhiều kháng sinh: Ticarcillin-clavulanate (73,0%), cefixime (71,0%), và ciprofloxacin (69,4%). Tỷ lệ nhạy cảm cao nhất được ghi nhận ở nhóm carbapenem, với imipenem (90,9%) và meropenem (96,6%). Amikacin (68,3%) và chloramphenicol (76,2%) vẫn có hiệu quả đáng kể trong điều trị các ca NKH do E. coli gây ra. Kết luận: Các chủng E. coli gây NKH tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh có mức độ kháng kháng sinh cao. Carbapenem vẫn là lựa chọn điều trị hiệu quả, nhưng cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh để hạn chế sự lan rộng của vi khuẩn kháng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hải, Vũ Huy Lượng, Lê Huy Hoàng và cộng sự, Tình hình kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 526(1A): p. 138-142.
2. Phan Văn Hậu, Lê Văn Hưng, Vũ Huy Lượng và cộng sự, Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023. Tạp chí Nghiên cứu y học, 2024. 175(2): p. 118-128.
3. Hoàng Xuân Quảng, Hà Thị Thu Vân, Nguyễn Lê Vân và cộng sự, Đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của Escherichia coli gây nhiễm khuẩn huyết phân lập tại bệnh viện Quân y 103 năm 2023. Tạp chí Y học cộng đồng, 2024. 66(1): p. 204-209.
4. Quế Anh Trâm, Khảo sát mức độ kháng kháng sinh của Escherichia coli gây nhiễm khuẩn huyết được phân lập tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An (1/2021-12/2021). Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, 2022. 38(2): p. 14-17.
5. Bộ Y tế, Quyết định 26/QĐ-BYT về việc "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành vi sinh y học". 2014.
6. World Health Organisation (WHO). Sepsis. 2023 [cited 2024 30th Mar]; Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/sepsis.
7. Diekema, D.J., P.R. Hsueh, R.E. Mendes, et al., The Microbiology of Bloodstream Infection: 20-Year Trends from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program. Antimicrob Agents Chemother, 2019. 63(7).
8. Li, K., L. Li, J. Wang, Distribution and Antibiotic Resistance Analysis of Blood Culture Pathogens in a Tertiary Care Hospital in China in the Past Four Years. Infect Drug Resist, 2023. 16: p. 5463-5471.