KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG HEMOGLOBIN CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU LƯỚI (RET-HE) TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU SẮT TIỀM ẨN (LID) Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát vấn đề thiếu sắt tiềm ẩn thông qua xác định hàm lượng hemoglobin ở tế bào hồng cầu lưới (Ret-He) ở đối tượng hiến máu nhân đạo. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong số 321 người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện vùng đa khoa Tây Nguyên từ tháng 12/2021 đến tháng 10/2022, chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan giữa thiếu sắt tiềm ẩn (LID) và tuổi của người hiến máu. Không tìm thấy mối tương quan giữa LID với cân nặng của người hiến máu. Nồng độ Ret-He trung bình 31,6±3,2 (pg), Ret-He phân phối từ 18 (pg) đến 38,8 (pg) và có tần số cao nhất xung quanh giá trị trung bình 31,6±3,2 (pg). Nồng độ Ret-He trung bình ở nam là 32,2 ± 3,0 (pg) cao hơn so với nữ là 30,9 ± 3,3 (pg) có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ người hiến máu nữ bị LID là 29,8% cao hơn tỷ lệ người hiến máu nam bị LID là 15,0% có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ người hiến máu từ hai lần trở lên(28,8%) bị LID cao hơn người hiến máu một lần (18,4%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Kết luận: Trong nghiên cứu này, tần số phân bố Ret-He tập trung ở mức không bị thiếu sắt. Nồng độ Ret-He trung bình ở nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người hiến máu nữ bị LID cao hơn tỷ lệ người hiến máu nam bị LID có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người hiến máu từ hai lần trở lên bị LID cao hơn người hiến máu một lần có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hàm lượng hemoglobin ở tế bào hồng cầu lưới, thiếu sắt tiềm ẩn
Tài liệu tham khảo

2. Cai J, Wu M, Ren J, et al. Evaluation of the Efficiency of the Reticulocyte Hemoglobin Content on Diagnosis for Iron Deficiency Anemia in Chinese Adults. Nutrients. 2017;9(5):450. Published 2017 May 2.

3. Datta S PM, Ghosh C. Effect of frequent blood donation on iron status o blood donors in Burdwan, West Bengal, India. J Drug Deliv Therap 2013;3(6):66–69.

4. Dara RC, Marwaha N, Khetan D, Patidar GK. A Randomized Control Study to Evaluate Effects of Short-term Oral Iron Supplementation in Regular Voluntary Blood Donors. Indian J Hematol Blood Transfus. 2016;32(3):299-306.

5. Mahida VI, Bhatti A, Gupte SC. Iron status of regular voluntary blood donors. Asian J Transfus Sci. 2008;2(1):9-12.

6. Mittal R, Marwaha N, Basu S, Mohan H, Ravi Kumar A. Evaluation of iron stores in blood donors by serum ferritin. Indian J Med Res. 2006;124(6):641-646.

7. Tiwari AK, Bhardwaj G, Arora D, et al. Applying newer parameter Ret-He (reticulocyte haemoglobin equivalent) to assess latent iron deficiency (LID) in blood donors-study at a tertiary care hospital in India. Vox Sang. 2018;113(7):639-646.

8. Urrechaga E, Borque L, Escanero JF. Clinical Value of Hypochromia Markers in the Detection of Latent Iron Deficiency in Nonanemic Premenopausal Women. J Clin Lab Anal. 2016;30(5):623-627.
