KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ÁP XE RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Áp xe ruột thừa là biến chứng hiếm gặp của viêm ruột thừa cấp, chiếm 2-7% trường hợp. Điều trị tối ưu vẫn còn tranh cãi trong lâm sàng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của áp xe ruột thừa, đồng thời đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cấp cứu. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 1190 bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1/2019 - 12/2024). Chúng tôi phân tích 50 trường hợp áp xe ruột thừa được phẫu thuật cấp cứu. Kết quả: Tỷ lệ áp xe ruột thừa là 4,2%, tuổi trung bình 40,51 (15-89), nam/nữ = 1,94:1. Triệu chứng chính gồm đau bụng (100%), sốt (78%), phản ứng thành bụng (92%). Xét nghiệm cho thấy tăng bạch cầu (98%), CRP cao (96%). Chẩn đoán hình ảnh xác định 100% trường hợp. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nội soi, thời gian mổ trung bình 120 phút, nằm viện 5 ± 1,3 ngày. Tỷ lệ tử vong 0,02% (1 trường hợp). Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị áp xe ruột thừa, với kết quả sớm khả quan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
áp xe ruột thừa, phẫu thuật nội soi, Bệnh viện Thanh Nhàn
Tài liệu tham khảo

2. Debnath J, Kumar R, Mathur A, Sharma P, Kumar N, Shridhar N, et al. On the role of ultrasonography and ct scan in the diagnosis of acute appendicitis. Indian J Surg. 2015;77(Suppl 2):221–6.

3. Demetrashvili Z, Kenchadze G, Pipia I, Khutsishvili K, Loladze D, Ekaladze E, et al. Comparison of treatment methods of appendiceal mass and abscess: a prospective cohort study. Ann Med Surg (Lond). 2019;48:48–52.

4. Okune EB, Marek G, Jarosaw K. Management of appendiceal mass in children and adults: our experience. Internet J Surg. 2006 (cited 2021 Jan 24);9(2).

5. Elkbuli A, Diaz B, Polcz V, Hai S, McKenney M, Boneva D. Operative versus non-operative therapy for acute phlegmon of the appendix: is it safer? A case report and review of the literature. Int J Surg Case Rep. 2018;50:75–9.

6. Horvath P, Lange J, Bachmann R, Struller F, Königsrainer A, Zdichavsky M. Comparison of clinical outcome of laparoscopic versus open appendectomy for complicated appendicitis. Surg Endosc. 2017;31(1):199–205.

7. Vons C, Barry C, Maitre S, Pautrat K, Leconte M, Costaglioli B, et al. Amoxicillin plus clavulanic acid versus appendicectomy for treatment of acute uncomplicated appendicitis: an open-label, non-inferiority, randomised controlled trial. Lancet. 2011;377:1573–9.

8. Atema JJ, van Rossem CC, Leeuwenburgh MM, Stoker J, Boermeester MA. Scoring system to distinguish uncomplicated from complicated acute appendicitis. Br J Surg. 2015;102(8):979–90.

9. Tartaglia D, Fatucchi LM, Mazzoni A, Miccoli M, Piccini L, Pucciarelli M, et al. Risk factors for intra-abdominal abscess following laparoscopic appendectomy for acute appendicitis: a retrospective cohort study on 2076 patients. Updates Surg. 2020;72(4):1175–80.

10. Quah GS, Eslick GD, Cox MR. Laparoscopic appendicectomy is superior to open surgery for complicated appendicitis. Surg Endosc. 2019;33(7):2072–82.
