NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CHÌ CẤP Ở TRẺ EM DO DÙNG “THUỐC CAM”

Thị Hồng Đinh 1,, Ngọc Duy Lê 1, Thị Mai Hồng Trương 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị ngộ độc chì ở trẻ em do sử dụng “thuốc cam”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang trên 89 trẻ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ 6/2012 đến 6/2021. Kết quả: 60,7% trẻ dưới 1 tuổi; 47,2% trẻ được bôi vì tưa miệng. Triệu chứng lâm sàng: thay đổi tri giác (40,4%), co giật (48,3%), da xanh (82%), nôn (61,8%), tiêu chảy (29,2%). Cận lâm sàng: 80% xquang có tăng cản quang đầu xương dài; giãn não thất 9,4%; xuất hiện sóng động kinh trên điện não đồ 19,4%. Dịch não tủy biến đổi với protein tăng cao (1,64 ± 1,36 g/l) trong khi tế bào bình thường hoặc tăng nhẹ (9,8 ± 24,89 bạch cầu). Nồng độ chì máu trung bình lúc nhập viện 108,39 ± 55,8 µg/dl. Sau 30 ngày điều trị nồng độ chì máu giảm 49,7%, sau 1 năm giảm 71,3% và chì niệu đã tăng thải nhanh tại T5 và T30 với  giá trị cao nhất là 5,664 mg/l. Tỷ lệ tử vong là 6/89 trẻ (6,7%). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc chì thường gặp là co giật, thay đổi tri giác và thiếu máu. Biến đổi dịch não tủy theo kiểu protein tăng, tế bào bình thường. Nồng độ chì máu giảm dần và chì niệu tăng dần trong quá trình điều trị. Tỷ lệ tử vong là 6,7%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Academy of Pediatric Committee on Environmental Health (2005), “ Lead exposure in children: prevent, detection, and management”, Pediatric; 116: 1036.
2. Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì”. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế). chủ biên.
3. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2005), “Blood lead levels-United States, 1999-2002”, MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 54:513.
4. Ngô Tiến Đông, Phạm Thị Vân Anh, Phạm Văn Thắng (2012), “Ngộ độc chì ở trẻ em liên quan đến sử dụng thuốc nam: một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị”, Tạp chí y học.
5. Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Duệ, Bế Hồng Thu và cộng sự (2013), “Nhận xét hiệu quả bước đầu điều trị Ngộ độc chì ở trẻ em bằng EDTA tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai 2012-2013”,Kỷ yếu hội nghị chống độc quốc tế Hà Nội 2013:113- 25.
6. Ngô Việt Hưng (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc chì ở trẻ em điều trị tại Trung tâm chống độc Bạch Mai”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.