TỈ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY VỚI BỘ CÂU HỎI PHQ-9

Trương Phi Hùng1,2,, Nguyễn Hoàng Khôi 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim mạn không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh lý rối loạn tâm thần. Trong đó, trầm cảm được biết đến như một tình trạng làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân suy tim. Nghiên cứu này muốn khảo sát dữ liệu về trầm cảm trên dân số bệnh nhân suy tim tại Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim đang điều trị ngoại trú bằng bộ câu hỏi PHQ-9. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim điều trị ngoại trú tại phòng khám Suy tim, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 12/2024 đến tháng 3/2025. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 151 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 62,34±14,76 và tỉ lệ nam giới 54,3%. Tỷ lệ trầm cảm theo PHQ-9 (điểm ≥ 10) trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,5%, trong đó tỷ lệ trầm cảm trung bình chiếm 19,2%, tỷ lệ trầm cảm trung bình-nặng là 12,5% và không có bệnh nhân trầm cảm nặng. Nghiên cứu ghi nhận nam giới, tình trạng hôn nhân, mức độ suy tim , số lần nhập viện trong 12 tháng qua, vận động thể lực là các yếu tố làm tăng tỉ lệ trầm cảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân suy tim điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 28,5%, trong đó giới tính, tình trạng hôn nhân, mức độ suy tim NYHA, số lần nhập viện và vận động thể lực là các yếu tố liên đến trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Collaborators G. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. 2018;
2. Rutledge T, Reis VA, Linke SE, Greenberg BH, Mills PJJJotAcoC. Depression in heart failure: a meta-analytic review of prevalence, intervention effects, and associations with clinical outcomes. 2006;48(8):1527-1537.
3. Aburuz MEJJomh. Anxiety and depression predicted quality of life among patients with heart failure. 2018:367-373.
4. Gottlieb SS, Kop WJ, Ellis SJ, et al. Relation of depression to severity of illness in heart failure (from Heart Failure And a Controlled Trial Investigating Outcomes of Exercise Training [HF-ACTION]). 2009;103(9):1285-1289.
5. Hammash MH, Hall LA, Lennie TA, et al. Psychometrics of the PHQ-9 as a measure of depressive symptoms in patients with heart failure. 2013;12(5):446-453.
6. Botto J, Martins S, Moreira E, Cardoso JS, Fernandes LJEP. The magnitude of depression in heart failure patients and its association with NYHA class. 2021;64(S1):S342-S342.
7. Châu Minh Đức. Nghiên cứu trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.