ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH TUYẾN TIỀN LIỆT TRÊN PHIM CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN Ở BỆNH NHÂN TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Thị Linh Lê 1,, Quốc Hòa Trần 2, Xuân Khoa Ngô 2, Sinh Vương Trần 2, Lê Đình Duy Trần 2, Văn Hồng Hoàng 3, Tuấn Sơn Nguyễn 4, Thái Hà Dương Nguyễn 4
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Trường ĐH Y Dược - ĐH Quốc gia, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm giải phẫu của động mạch tuyến tiền liệt trên phim chụp mạch số hóa xóa nền ở bệnh nhân tăng sản lành tính TTL. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu và tiến cứu trên kết quả chụp mạch số hóa xóa nền của 20 bệnh nhân nam có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại khoa chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đại học y Hà Nội từ tháng 8/2018 đến 8/2021. Kết quả: Trong 33 bên khung chậu tìm được 35 động mạch TTL (của 20 bệnh nhân), có 2 bên khung chậu có 2 động mạch TTL (chiếm 6,1%), 31 bên khung chậu có 1 động mạch TTL (chiếm 93,9%). Về vị trí xuất phát của 35 động mạch TTL theo phân loại của Francisco Canervalle, tỉ lệ ĐM TTL xuất phát từ loại I (thân chung bàng quang), loại II (nhánh trước ĐM chậu trong), Loại III (ĐM bịt), loại IV (ĐM thẹn trong), loại V (khác) lần lượt là 20%; 2,9%; 34,3%; 31,4% và 11,4%. Xơ vữa ĐM tìm thấy trên DSA trong 11,4%. Tỷ lệ ĐM TTL có hình ảnh xoắn vặn như lò xo là 71,4 %. Đường kính trung bình ĐM TTL là 1,49 ± 0,12mm . ĐM TTL cho nhiều vòng nối với các cơ quan lân cận, ĐM TTL có thể cấp máu cho dương vật 31,4%, túi tinh17,1%, TTL bên đối diện 37,1%. Kết luận: ĐM TTL xuất phát từ động mạch bịt hay gặp nhất. Vòng nối ĐM TTL rất đa dạng, có thể cấp máu cho dương vật, túi tinh, bàng quang, ĐM TTL bên đối diện... Do đó, cần nắm vững giải phẫu và biến thể của ĐM TTL khi điều trị tăng sản lành tính TTL bằng phương pháp nút mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xuan HN, Huy HD, Bich NNT, et al, (2019). Anatomical Characteristics and Variants of Prostatic Artery in Patients of Benign Hyperplasia Prostate by Digital Subtraction Angiography. Open Access Maced J Med Sci. 2019;7(24):4204-4208. doi:10.3889/oamjms. 361
2. FC Carnevale, A.M.d.A., Airton Mota Moreira, Vanessa Cristina de Paula Rodrigues et al, (2015). Pelvic arterial anatomy relevant to prostatic artery embolisation and proposal for angiographic classification. Cardiovascular and Interventional Radiological.
3. Wang MQ, Duan F, Yuan K, Zhang GD, Yan J et. Al, (2016). Benign prostatic hyperplasia: cone-beam CT in conjunction with DSA for identifying prostatic arterialanatomy. Radiology 2017; 282 (1): 271-280.doi: 10.1148/radiol. 152415.
4. Fatma Gonca ELDEM, Fırat ATAK, Osman ÖCAL, Ali Cansu BOZACI, Ahmet GÜDELOĞLU, Bora PEYNİRCİOĞLU, (2021). Angiographic prostatic arterial anatomy in a Turkish population with benign prostatic hyperplasia. Turk J Med Sci 51: 518-522. doi:10.3906/sag-2004-289
5. Bilhim T, Pisco JM, Tinto HR, Fernandes L, Pinheiro LC, Furtado A, Casal D, Duarte M, Pereira J, Oliveira AG, O'Neill JE., (2012). Prostatic arterial supply: anatomic and imaging findings relevant for selective arterial embolization. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 23(11):1403-15. https://doi.org/10.1016/j.jvir.2012.07.028 PMid:23101913.
6. Pisco JM, Pinheiro LC, Bilhim T, Duarte M, Mendes JR, Oliveira AG., (2011). Prostatic arterial embolization to treat benign prostatic hyperplasia. JVascIntervRadiol; 22:11–19.