KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH QUAY TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Nguyễn Công Hà1,, Nguyễn Văn Sơn1, Lê Hương Giang1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phương pháp tiếp cận động mạch quay trong can thiệp động mạch vành được ưu tiên nhờ giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí, nhưng yêu cầu kỹ thuật cao và đánh giá kỹ lưỡng. Tại Việt Nam, nghiên cứu về phương pháp này còn hạn chế, dù đã được áp dụng thường quy tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Tim Hà Nội. Mục tiêu: Mô tả hiệu quả, lợi ích, và biến chứng của can thiệp động mạch vành qua đường động mạch quay trong 6 tháng đầu năm 2023 tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.387 bệnh nhân từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu. Quy trình nghiên cứu gồm thăm khám, chụp và can thiệp động mạch vành qua hệ thống DSA, theo dõi các biến cố lâm sàng và biến chứng sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ thành công đạt 96,8%, với 3,2% thất bại do chọc mạch quay (2,1%) và luồn guidewire (0,8%). Trong 1.387 bệnh nhân, 52,6% được can thiệp động mạch vành, chủ yếu đặt 1 stent (80,4%). Biến chứng sau can thiệp gồm tụ máu (5,2%), tắc mạch quay (1%), nhưng không có trường hợp chảy máu nặng hay thiếu máu chi, đảm bảo tính an toàn cao. Kết luận: Phương pháp tiếp cận động mạch quay mang lại hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ thành công ấn tượng và biến chứng thấp, nên được mở rộng trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aldoori JS, Mohammed AI. Transradial approach for coronary angiography and percutaneos coronary intervention: personal experience. Egypt Heart J. 2019;71:10. doi:10.1186/s43044-019-0006-2
2. Bertrand OF, Rao SV, Pancholy S, et al. Transradial Approach for Coronary Angiography and Interventions: Results of the First International Transradial Practice Survey. JACC: Cardiovascular Interventions. 2010;3(10):1022-1031. doi:10.1016/j.jcin.2010.07.013
3. Papadopoulos K, Kerner A, Yalonetsky S, Nikolsky E, Feld Y, Roguin A. Strategies to overcome challenges of transradial coronary angiography and intervention. RCM. 2020;21(4): 501-505. doi:10.31083/j.rcm.2020. 04.252
4. Bhat FA, Changal KH, Raina H, Tramboo NA, Rather HA. Transradial versus transfemoral approach for coronary angiography and angioplasty – A prospective, randomized comparison. BMC Cardiovascular Disorders. 2017;17(1):23. doi:10.1186/s12872-016-0457-2
5. Anjum I, Khan MA, Aadil M, Faraz A, Farooqui M, Hashmi A. Transradial vs. Transfemoral Approach in Cardiac Catheterization: A Literature Review. Cureus. 9(6):e1309. doi:10.7759/cureus.1309
6. Rao SV, Turi ZG, Wong SC, Brener SJ, Stone GW. Radial Versus Femoral Access. Journal of the American College of Cardiology. 2013;62(17):S11-S20. doi:10.1016/j.jacc.2013.08.700
7. Jolly SS, Yusuf S, Cairns J, et al. Radial versus femoral access for coronary angiography and intervention in patients with acute coronary syndromes (RIVAL): a randomised, parallel group, multicentre trial. Lancet. 2011;377(9775):1409-1420. doi:10.1016/S0140-6736(11)60404-2
8. Sandoval Y, Bell MR, Gulati R. Transradial Artery Access Complications. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2019;12(11): e007386. doi:10.1161/CIRCINTERVENTIONS. 119.007386
9. Sandoval Y, Bell MR, Gulati R. Transradial Artery Access Complications. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2019;12(11): e007386. doi:10.1161/CIRCINTERVENTIONS. 119.007386
10. Valgimigli M, Gagnor A, Calabró P, et al. Radial versus femoral access in patients with acute coronary syndromes undergoing invasive management: a randomised multicentre trial. Lancet. 2015;385(9986):2465-2476. doi:10.1016/ S0140-6736(15)60292-6