TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nữ Nguyệt Quế Phạm 1,, Nguyệt Thu Nghiêm 2, Thị Kim Thanh Hồ 3
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sa sút trí tuệ (SSTT) điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 bệnh nhân SSTT điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021. Số liệu được thu thập bằng hỏi bệnh, các bộ câu hỏi đánh giá, ghi nhận theo hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để thu thập thông tin về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá dựa vào 2 công cụ là MNA (Mini Nutrition Assessment) và GLIM (Global Leadership Initiative Malnutrition). Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là79,5 ± 8,4 (61-97), tỷ lệ nữ 52,8% và nam là 47,2%. Bệnh nhân vào viện vì nhiễm trùng là lý do phổ biến trong đó viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 45,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng(SDD) theo MNA là 66,0%, theo GLIM là 62,0%. Tỉ lệ SDD theo phương pháp đánh giá MNA ở nhóm bệnh nhân SSTT giai đoạn nặng chiếm 73,0% với p< 0.001, theo tiêu chuẩn GLIM là 69,7% với p<0.05. Kết luận: Tỷ lệ SDD cao ở bệnh nhân SSTT, SSTT giai đoạn càng nặng thì tỉ lệ càng cao. Do vậy, đánh giá dinh dưỡng và có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm, cần được chú ý đối với bệnh nhân SSTT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guerchet, M., M. Prince, and M. Prina, Numbers of people with dementia worldwide: An update to the estimates in the World Alzheimer Report 2015. 2020.
2. Miao, J.-P., et al., Comparison of two malnutrition risk screening tools with nutritional biochemical parameters, BMI and length of stay in Chinese geriatric inpatients: a multicenter, cross-sectional study. BMJ open, 2019. 9(2): p. e022993.
3. Nguyễn Thanh Bình, Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng ngươi chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng, in Luận án Tiến sỹ Y học. 2018, Trường Đại học Y Ha Noi: Ha Noi.
4. Shua-Haim, J.R., et al., Depression among Alzheimer's caregivers: Identifying risk factors. American Journal of Alzheimer's Disease & Other Dementias®, 2001. 16(6): p. 353-359.
5. Lin, P.-C., et al., Primary diagnoses and outcomes of emergency department visits in older people with dementia: a hospital-based retrospective study in Taiwan. International psychogeriatrics, 2020. 32(1): p. 97-104.
6. Vũ Thị Thu Hà, Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và khẩu phần ăn của bệnh nhân người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2016, in Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa chuyên ngành dinh dưỡng. 2017, Đại học Y: Hà Nội.
7. Tombini, M., et al., Nutritional status of patients with Alzheimer’s disease and their caregivers. Journal of Alzheimer's Disease, 2016. 54(4): p. 1619-1627.
8. Peñalva-Arigita, A., et al., Prevalence of dysphagia in a regional hospital setting: Acute care hospital and a geriatric sociosanitary care hospital: A cross-sectional study. Clinical nutrition ESPEN, 2019. 33: p. 86-90.