KHẢO SÁT ÁP LỰC BÓNG CHÈN ỐNG NỘI KHÍ QUẢN Ở NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG

Lê Hữu Trí1,, Đặng Minh Hiệu1, Hà Quốc Hùng2, Trần Thị Bích Thủy1, Phan Tôn Ngọc Vũ1, Nguyễn Vă Chính2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Áp lực bóng chèn (ALBC) ống nội khí quản (NKQ) cần được duy trì trong phạm vi an toàn là 20-30 cmH2O. Trong thực hành lâm sàng, việc bơm bóng chèn vẫn còn được thực hiện bằng phương pháp chủ quan và cảm nhận bằng tay bởi điều dưỡng gây mê mà không được đo lường chính xác bằng đồng hồ đo áp lực. Điều này dẫn đến ALBC nằm ngoài phạm vi an toàn, làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bệnh (NB). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ ALBC ngoài phạm vi an toàn khi sử dụng kỹ thuật cảm nhận bóng kiểm soát bằng tay ở NB trải qua phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên NB trải qua PTNS ổ bụng được gây mê toàn thân và thông khí cơ học, sử dụng ống NKQ có bóng chèn. Kết quả: Tổng cộng có 100 NB được lên chương trình PTNS ổ bụng được đưa vào nghiên cứu. ALBC trung bình khi sử dụng kỹ thuật cảm nhận bóng kiểm soát bằng tay là 41,2 ± 22,3 cmH2O (thấp nhất là 10 cmH2O và cao nhất là 130 cmH2O), với 74% trường hợp ALBC nằm ngoài phạm vi an toàn. Trong đó, 12% NB có ALBC < 20 cmH2O và 62% NB có ALBC > 30 cmH2O. Ngoài ra, có 3 trường hợp bơm bóng chèn quá mức với ALBC > 100 cmH2O. Kết luận: Việc duy trì ALBC trong phạm vi an toàn đòi hỏi sử dụng các thiết bị đo lường chính xác và đào tạo đúng cách cho người thực hiện. Các phương pháp chủ quan như kỹ thuật cảm nhận bóng kiểm soát bằng tay được chứng minh là không đáng tin cậy, dẫn đến ALBC ngoài phạm vi an toàn chiếm tỉ lệ cao, có thể gây nguy hiểm cho NB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ban MG, Kim SY, Kim MS, et al. Accuracy of pilot balloon palpation for cuff pressure assessment in small versus large sized tubes: a prospective non-randomized observational study. Sci Rep. 2023;13(1):5580.
2. Chen RS, O'Connor L, Rebesco MR, et al. Prehospital intubations are associated with elevated endotracheal tube cuff pressures: a cross-sectional study characterizing ETT cuff pressures at a tertiary care emergency department. Prehosp Disaster Med. 2021;36(3):283-286.
3. Duarte N, Caetano AMM, Arouca GO, et al. Subjective method for tracheal tube cuff inflation: performance of anesthesiology residents and staff anesthesiologists: prospective observational study. Braz J Anesthesiol. 2020;70(1):9-14.
4. Gupta P, Tandon S, Dhar M, et al. A prospective observational study on changes in endo-tracheal tube cuff pressure and its correlation with airway pressures during various stages of robotic pelvic surgeries. J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 2022;38(2):270-274.
5. Holyszko A, Levin L, Feczko J, et al. How to prevent endotracheal tube cuff overinflation: "5 for 25". AANA J. 2021;89(2):147-154.
6. Janossy KM, Pullen J, Young D, et al. The effect of pilot balloon design on estimation of safe tracheal tube cuff pressure. Anaesthesia. 2010;65(8):785-791.
7. Rosero EB, Ozayar E, Eslava-Schmalbach J, et al. Effects of increasing airway pressures on the pressure of the endotracheal tube cuff during pelvic laparoscopic surgery. Anesth Analg. 2018;127(1):120-125.
8. Seyed Siamdoust SA, Mohseni M, Memarian A, et al. Endotracheal tube cuff pressure assessment: education may improve but not guarantee the safety of palpation technique. Anesth Pain Med. 2015;5(3):e16163.
9. Stewart SL, Secrest JA, Norwood BR, et al. A comparison of endotracheal tube cuff pressures using estimation techniques and direct intracuff measurement. AANA J. 2003;71(6):443-447.
10. Turner MA, Feeney M, Deeds LJL, et al. Improving endotracheal cuff inflation pressures: an evidence-based project in a military medical center. AANA J. 2020;88(3):203-208.