MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ KHỚP CẮN VỚI TÌNH TRẠNG DÍNH LƯỠI Ở NGƯỜI BỆNH NẮN CHỈNH RĂNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI

Võ Thị Thúy Hồng1,, Hoàng Thị Kim Duyên1, Nguyễn Anh Chí2, Phan Thị Bích Hạnh2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dính lưỡi cụ thể biên độ vận động của lưỡi ra trước và sau với tình trạng khớp cắn (cắn chéo, cắn chìa, sai khớp cắn theo Angle và góc mặt phẳng hàm dưới). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 60 bệnh nhân, đánh giá và phân loại mức độ vận động lưỡi phía trước và phía sau, đánh giá tình trạng cắn chéo, cắn chìa, sai khớp cắn theo Angle và góc mặt phẳng hàm dưới. Và tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố trên. Kết quả: Mặc dù người bệnh có mức độ vận động lưỡi phía trước nặng hơn sẽ có nguy cơ cắn chéo cao hơn và tăng góc mặt phẳng hàm dưới (OR=1,82, OR=1,63) và người lại giảm nguy cơ cắn chìa, và sai khớp cắn loại III (OR=0,25. OR=87). Hay mức độ vận động lưỡi ra sau hạn chế hơn sẽ tăng nguy cơ cắn chéo (OR = 8,83) và ngược lại với nguy cơ cắn chìa, sai khớp cắn loại III, tăng góc mặt phẳng hàm dứới (OR= 0,51; OR= 0,9; OR=0,68). Tuy nhiên tất cả các mối liên quan trên đều chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa mức độ vận động lưỡi ở người bệnh có tính trạng dính lưỡi và tình trạng cắn chéo, cắn chìa, sai khớp cắn loại III và tăng góc mặt phẳng hàm dưới. Cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để không bỏ sót các yếu tố nguy cơ, cũng như tăng số lượng đối tượng nghiên cứu của từng mức độ hạn chế vận động lưỡi, từ đó giúp đánh giá chính xác hơn mối liên quan với tình trạng sai khớp cắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas J, Bunik M, Holmes A, et al. Identification and Management of Ankyloglossia and Its Effect on Breastfeeding in Infants: Clinical Report. Pediatrics. 2024;154(2):e2024067605. doi:10.1542/peds.2024-067605
2. Cruz PV, Souza-Oliveira AC, Notaro SQ, et al. Prevalence of ankyloglossia according to different assessment tools: A meta-analysis. J Am Dent Assoc 1939. 2022;153(11):1026-1040.e31. doi:10.1016/j.adaj.2022.07.011
3. Calvo-Henríquez C, Neves SM, Branco AM, et al. Relationship between short lingual frenulum and malocclusion. A multicentre study. Acta Otorrinolaringol Esp. Published online July 20, 2021:S0001-6519(21)00031-5. doi:10.1016/ j.otorri.2021.01.002
4. Meenakshi S, Jagannathan N. Assessment of Lingual Frenulum Lengths in Skeletal Malocclusion. J Clin Diagn Res JCDR. 2014;8(3): 202-204. doi:10.7860/JCDR/2014/ 7079.4162
5. Zaghi S, Shamtoob S, Peterson C, et al. Assessment of posterior tongue mobility using lingual-palatal suction: Progress towards a functional definition of ankyloglossia. J Oral Rehabil. 2021;48(6):692-700. doi:10.1111/ joor.13144
6. Martinelli RL de C, Marchesan IQ, Berretin-Felix G. Lingual frenulum protocol with scores for infants. Int J Orofac Myol Off Publ Int Assoc Orofac Myol. 2012;38:104-112.
7. Yoon AJ, Zaghi S, Ha S, Law CS, Guilleminault C, Liu SY. Ankyloglossia as a risk factor for maxillary hypoplasia and soft palate elongation: A functional - morphological study. Orthod Craniofac Res. 2017;20(4):237-244. doi:10.1111/ocr.12206
8. Northcutt ME. The lingual frenum. J Clin Orthod JCO. 2009;43(9):557-565.
9. Mukai S, Mukai C, Asaoka K. Congenital ankyloglossia with deviation of the epiglottis and larynx: symptoms and respiratory function in adults. Ann Otol Rhinol Laryngol. 1993;102(8 Pt 1):620-624. doi:10.1177/000348949310200810
10. Ruffoli R, Giambelluca MA, Scavuzzo MC, et al. Ankyloglossia: a morphofunctional investigation in children. Oral Dis. 2005;11(3): 170-174. doi:10.1111/j.1601-0825.2005.01108.x