MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan tới chất lượng chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, có đặt ống dẫn lưu Kehr tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 174 lượt thực hành chăm sóc của điều dưỡng, quan sát thực hành dựa vào bảng kiểm. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ điều dưỡng đạt là 65,5%, trong khi 34,5% chưa đạt. Điều dưỡng trên 30 tuổi có tỷ lệ đạt cao là 73,2%, trong khi nhóm dưới 30 tuổi chỉ đạt 36,1%, cho thấy sự khác biệt rõ rệt với chỉ số OR là 4,830 và p < 0,001. Tỷ lệ đạt sau phẫu thuật ở nam là 85,7% và ở nữ là 85,6%, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giới (OR = 1,09, p > 0,05). Điều dưỡng có trình độ đại học đạt 73,9%, trong khi điều dưỡng cao đẳng chỉ đạt 49,2%, với OR là 2,931 và p < 0,05, xác nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, điều dưỡng có thâm niên trên 5 năm đạt tỷ lệ chăm sóc cao là 71,2%, trong khi nhóm dưới 5 năm chỉ đạt 35,7%, với OR là 4,457 và p < 0,05, chứng tỏ sự khác biệt giữa hai nhóm này cũng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Mặc dù là các kỹ thuật thường quy, nhưng tỷ lệ điều dưỡng có thực hành không đạt về chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mở ống mật chủ để lấy sỏi và có đặt ống dẫn lưu Kehr, chiếm đến 34,5%. Một số yếu tố liên quan tới thực hành chăm sóc của điều dưỡng là: tuổi, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thực hành, sỏi ống mật chủ, điều dưỡng
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Phương Định và Nguyễn Thị Tuyến (2020). Nhận thức của điều dưỡng về an toàn bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020, Tạp chí Y học Cộng đồng, 62(1),113-118.

3. Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Cẩm Tú (2022). Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phối hợp giữa điều dưỡng và bác sĩ trong chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh. Tạp chí Y học Việt Nam, 518(02), 206-212.

4. Nguyễn Minh Quân (2019). Thực trạng và hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế.

5. Nguyễn Thị Phương Thảo (2019). Thực trang giao tiếp của điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Đỗ Thị Minh Thu, Hồ Chí Thanh và Đỗ Sơn Hải. (2022). Kết quả chăm sóc dẫn lưu kehr trên bệnh nhân mổ sỏi đường mật chính tại bệnh viện quân y 103. Tạp chí Y dược học Quân sự, 47(8), 123-132.

7. Trịnh Văn Thọ, Nguyễn Mai An, Đinh Thị Thu Huyền (2022). Thực trạng chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 5(03), 109-120.

8. Sillero-Sillero, A., & Zabalegui, A. (2019). Safety and satisfaction of patients with nurse's care in the perioperative. Revista latino-americana de enfermagem, 27.
