CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT LDL-C Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát LDL-C ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 198 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng động mạch vành mạn. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án, xét nghiệm LDL-C và phỏng vấn bệnh nhân. Phân tích thống kê được thực hiện bằng SPSS 26.0, sử dụng kiểm định Chi-square, t-test và hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố liên quan đến kiểm soát LDL-C. Kết quả: 31,8% bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-C (<1,8 mmol/L), 68,2% chưa đạt. Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng: Tuân thủ điều trị tốt giúp tăng khả năng đạt LDL-C (26,8% vs. 0%, p = 0,001). Hoạt động thể chất và chế độ ăn lành mạnh có tác động đáng kể (p < 0,01). Hút thuốc làm giảm khả năng kiểm soát LDL-C (p = 0,03). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-C còn thấp. Cần tối ưu hóa điều trị statin, tăng cường giáo dục bệnh nhân về tuân thủ thuốc và lối sống lành mạnh để kiểm soát lipid máu hiệu quả hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
LDL-C, hội chứng động mạch vành mạn, kiểm soát lipid, yếu tố nguy cơ, tuân thủ điều trị, lối sống
Tài liệu tham khảo

2. Mach, F., Baigent, C., Catapano, A. L., Koskinas, K. C, et. al. (2023), "ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice", European Heart Journal. 44(24), 1543-1636.

3. Ference, B. A., Graham, I., Tokgozoglu, L., & Catapano, A. L. (2019), "Impact of lipids on cardiovascular health: JACC Health Promotion Series.", Journal of the American College of Cardiology. 72(10), 1141-1156.

4. Nguyễn Thị Hoài An, Nguyễn Lân Việt và Tuấn., Nguyễn Quang (2021), "Thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch tại Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 102, 35-42.

5. De Bacquer, D., Astin, F., Kotseva, K., et al (2020), "Poor adherence to lifestyle recommendations in patients with coronary heart disease: results from the EUROASPIRE surveys.", European Journal of Preventive Cardiology,. 29(2), 152-161.

6. Zhao, M., Cooney, M. T., Klipstein-Grobusch, K (2022), "Simplifying the audit of risk factor control: A comparison of the care gap in patients with coronary heart disease across Europe", European Journal of Preventive Cardiology,. 29(2), 179-189.

7. Ference, B. A., Ginsberg, H. N., Graham, I (2017), "Low-density lipoproteins cause atherosclerotic cardiovascular disease: 1. Evidence from genetic, epidemiologic, and clinical studies.", European Heart Journal. 38(32), 2459-2472.

8. Rodriguez, F., Maron, D. J., Knowles, et al (2020), "Association of statin adherence with mortality in patients with atherosclerotic cardiovascular disease. ", JAMA Cardiology. 4(3), 206-213.

9. Boekholdt, S. M., Hovingh, G. K., Waters, D. D., et al. (2014), "Very low levels of atherogenic lipoproteins and the risk for cardiovascular events: a meta-analysis of statin trials.", ournal of the American College of Cardiology. 64(5), 485-494.

10. Kim, S. J., Kwon, O. D., Kim, K. S., et al. (2021), "Prevalence, awareness, treatment, and control of dyslipidemia among diabetes mellitus patients and predictors of optimal dyslipidemia control: results from the Korea National Health and Nutrition Examination Survey", Lipids in Health and Disease. 20(1), 102-113.

