TỶ LỆ NHIỄM LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B ÂM ĐẠO – TRỰC TRÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ 36 -37 TUẦN 6 NGÀY TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thị Thanh Tú1,, Vũ Thị Nhung2
1 Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Bình Dương
2 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm B âm đạo – trực tràng ở thai phụ 36 - 37 tuần 6 ngày và các yếu tố liên quan tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Bình Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 222 thai phụ có tuổi thai từ 36- 37 tuần 6 ngày, đến khám tại phòng khám thai TTCSSKSS Bình Dương được làm xét nghiệm GBS bằng phương pháp nuôi cấy. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm GBS là 14,9%, (KTC 95% 0,1- 0,2), thai phụ có tiền căn phá thai 1 lần tăng nguy cơ nhiễm GBS [p < 0,001; PR = 26,338; KTC 95% 7,008 – 98,983) và phá thai 2 lần (p = 0,003; PR = 26,530, KTC 95% 3,001 – 233,77). Thai phụ có tiền căn sinh non tăng nguy cơ nhiễm GBS (p = 0,008; PR 13,823, KTC 95%: 1,961- 97,442). Ngoài ra, các yếu tố tuổi, số lần sinh, dân tộc, giao hợp trong thai kỳ, cách vệ sinh, nguồn nước không làm tăng tỷ lệ nhiễm GBS. Kết luận: Tầm soát sớm sẽ giúp phát hiện các trường hợp nhiễm GBS để có biện pháp dự phòng kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và bé.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Trúc Anh, "Tỷ lệ nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai 35- 37 tuần bằng kỹ thuật Real- time PCR". Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 519.
2. Nguyễn Vũ Quốc Huy, "Nghiên cứu tình hình nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai từ 36 tuần". Tạp chí Phụ sản 2023. 21(2): p. 34-40.
3. Nguyễn Duy Ánh, "Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Liên cầu nhóm B ở thai phụ và một số yếu tố liên quan". Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 514(1).
4. Phạm Thị Hạnh, "Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo- trực tràng ở thai phụ 36-38 tuần và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện quân y 87". Tạp chí y học Việt Nam, 2022. 520(1B).
5. Trần Quang Hanh, "Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019)". Luận án tiến sĩ y học. 2020, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung Ương, tr.90-121.
6. Helmig, R.B. and J.B. Gertsen, Diagnostic accuracy of polymerase chain reaction for intrapartum detection of group B streptococcus colonization. Acta Obstet Gynecol Scand, 2017. 96(9): p. 1070-1074.
7. Wadilo, F., et al., Prevalence of Group B Streptococcus maternal colonization, serotype distribution, and antimicrobial resistance in Sub-Saharan Africa: A systematic review and meta-analysis. J Glob Antimicrob Resist, 2023. 32: p. 134-144.
8. Kwatra, G., et al., Prevalence of maternal colonisation with group B streptococcus: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis, 2016. 16(9): p. 1076-1084.