GIÁ TRỊ CỦA CÁC DẤU HIỆU KÍCH THƯỚC, XÂM LẤN MÀNG TINH HOÀN VÀ TÍN HIỆU TRÊN CHUỖI XUNG T2W TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT KHỐI U TINH HOÀN LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của các dấu hiệu kích thước, dấu hiệu xâm lấn và tín hiệu trên chuỗi xung T2W của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán phân biệt u tinh hoàn lành tính và ác tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 47 bệnh nhân có chẩn đoán mô bệnh học là u tinh hoàn (7 lành tính và 40 ác tính). Trên hình ảnh CHT ba dấu hiệu kích thước u (< 16mm; ≥ 16mm), dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn và tín hiệu trên T2W (đồng nhất hoặc không đông nhất) được phân tích để xác định khả năng dự đoán tính chất lành tính hay ác tính của tổn thương. Kết quả: Phân tích đơn biến và đa biến cho thấy kích thước khối u (p=0,000) và dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn (p=0,005) khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa u tinh hoàn lành tính và ác tính. Đặc điểm tín hiệu của khối u trên chuỗi xung T2W không phải là yếu tố độc lập có giá trị trong phân biệt hai khối u này (p=0,67). Sự kết hợp cả dấu hiệu kích thước khối u và dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn không làm thay đổi giá trị chẩn đoán so với dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn riêng lẻ với độ nhạy 57,5%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 29,2%. Kết luận: Kích thước khối u và dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn là các dấu hiệu có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt các khối u tinh hoàn lành tính và ác tính. Sự kết hợp dấu hiệu kích thước khối u và xâm lấn màng tinh hoàn không khác biệt so với dấu hiệu xâm lấn màng tinh hoàn đơn lẻ với độ nhạy 57,5%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 29,2%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khối u lành tính, kích thước, xâm lấn, Tín hiệu
Tài liệu tham khảo


2. Increasing incidence of testicular cancer in the United States and Europe between 1992 and 2009 - PubMed. Accessed April 25, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25030752/

3. Secondino S, Rosti G, Tralongo AC, et al. Testicular tumors in the “elderly” population. Front Oncol. 2022; 12:972151. doi:10.3389/ fonc.2022.972151


4. Tsili AC, Sofikitis N, Pappa O, Bougia CK, Argyropoulou MI. An Overview of the Role of Multiparametric MRI in the Investigation of Testicular Tumors. Cancers. 2022;14(16):3912. doi:10.3390/cancers14163912


5. Kern SQ, Speir RW, Akgul M, Cary C. Rare benign and malignant testicular lesions: histopathology and management. Curr Opin Urol. 2020;30(2): 235-244. doi:10.1097/MOU. 0000000000000715


6. Tsili AC, Argyropoulou MI, Giannakis D, Sofikitis N, Tsampoulas K. MRI in the characterization and local staging of testicular neoplasms. AJR Am J Roentgenol. 2010;194(3): 682-689. doi:10.2214/AJR.09.3256


7. Dieckmann KP, Isbarn H, Grobelny F, et al. Testicular Neoplasms: Primary Tumour Size Is Closely Interrelated with Histology, Clinical Staging, and Tumour Marker Expression Rates—A Comprehensive Statistical Analysis. Cancers. 2022;14(21):5447. doi:10.3390/cancers14215447


8. Wang W, Sun Z, Chen Y, et al. Testicular tumors: discriminative value of conventional MRI and diffusion weighted imaging. Medicine (Baltimore). 2021;100(48): e27799. doi:10.1097/ MD.0000000000027799

