KHẢO SÁT MẬT ĐỘ MẠCH MÁU QUANH GAI THỊ TRÊN GLAUCOMA GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG MÁY CHỤP CẮT LỚP QUANG HỌC MẠCH MÁU

Tôn Tường Trí Hải1,, Nguyễn Thanh Nam2, Đoàn Kim Thành1, Bùi Thị Thanh Hiền1, Biện Thị Cẩm Vân2, Trương Duy Dũng2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Glôcôm là bệnh lý thần kinh thị mãn tính gây mù đứng thứ hai trên thế giới, đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa và chết dần của các tế bào hạch võng mạc. Hiện nay, cơ chế bệnh sinh chính của bệnh lý glôcôm vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu tiến cứu về bệnh lý glôcôm góc mở nguyên phát cho thấy có sự giảm lưu lượng dòng chảy mạch máu của võng mạc và hắc mạc dẫn đến sự rối loạn hệ mạch máu vùng đầu thị thần kinh, từ đó gây tổn thương các tế bào hạch võng mạc. Chụp cắt lớp cố kết quang học mạch máu (OCT-A), là một phương pháp không xâm lấn có độ chính xác cao, giúp khảo sát các mạch máu gai thị võng mạc dựa trên khả năng phát hiện sự di chuyển của hồng cầu trong mạch máu võng mạc qua các lát cắt quang học có độ phân giải cao, từ đó gián tiếp cho thấy mật độ mạch máu và tốc độ dòng chảy mạch máu quanh gai thị. Mục tiêu: Khảo sát mật độ mạch máu quanh gai thị trên OCT–A trong glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn sớm. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Mẫu gồm 93 mắt trên 88 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn sớm đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, đã được chỉ định các cận lâm sàng (OCT, OCT-A, Thị trường) từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn số bệnh nhân nữ, lần lượt là 65,5%  và 61,9%. Độ tuổi trung bình ở nhóm glôcôm giai đoạn sớm (nhóm 1) là 60,3±7,8 (41 đến 72 tuổi); nhóm glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường (nhóm 2) là 60,3±6,3 (50 đến 71 tuổi); nhóm kiểm chứng (nhóm 3) là 57,9±6,7 (43 đến 69 tuổi). Nhãn áp trung bình ở cả ba nhóm glôcôm giai đoạn sớm, nhóm glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường và nhóm kiểm chứng trong khoảng từ 16,0±4,7 mmHg đến 18,6±4,3 mmHg, và không có sự khác biệt giữa ba nhóm. Nghiên cứu cũng cho thấy bề dày lớp sợi thần kinh trung bình trong nhóm glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường lớn hơn so với nhóm glôcôm giai đoạn sớm. Đối với nhóm glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường, mặc dù chưa có sự thay đổi về mặt chức năng nhưng cấu trúc của các tế bào hạch đã thay đổi. Giá trị bề dày lớp hạch võng mạc trung bình của ba nhóm (theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 3 là 75,48±9,3 µm; 77,33±11,38 µm và 83,98±11,68 µm). Chỉ số thị trường MD và PSD ở nghiên cứu có sự giảm dần có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm. Trên nhóm bệnh nhân glôcôm có tổn thương trên thị trường, nghiên cứu chúng tôi chứng minh rằng có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa mật độ tưới máu mao mạch (P) và chỉ số dòng chảy (F) với bề dày lớp sợi thần kinh (với p< 0,05). Nghiên cứu cũng chỉ ra được mối tương quan thuận –  mạnh giữa các chỉ số mạch máu P và F với chỉ số MD (r lần lượt là 0,67 và 0,61), và mức độ tương quan trung bình giữa hai chỉ số trên với PSD (với r là 0,38 và 0,36). Khả năng phát hiện glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường (nhóm 2) và glôcôm giai đoạn sớm (nhóm 1) so với nhóm chứng của chỉ số mật độ tưới máu mao mạch (P) là tốt, với giá trị phát hiện glôcôm ở nhóm 1 và nhóm 2 là tốt với chỉ số AUC lần lượt là 0,824 và 0,835. Ngược lại, kết quả giá trị AUC của chỉ số F khi so sánh nhóm 2 và nhóm chứng chỉ đạt 0,668; tức là giá trị phát hiện glôcôm chưa biểu hiện trên thị trường của chỉ số F là kém hay không có khả năng chẩn đoán. Kết luận: OCT-A như là một công cụ hỗ trợ bên cạnh bề dày lớp sợi thần kinh, bề dày phức hợp tế bào hạch và đo thị trường để chẩn đoán và theo dõi glôcôm góc mở nguyên phát, đặc biệt là ở giai đoạn sớm và những bệnh nhân nghi ngờ glôcôm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahmad S. S. (2016), "Controversies in the vascular theory of glaucomatous optic nerve degeneration", Taiwan J Ophthalmol, 6(4), pp. 182-186.
2. Akil H. et al (2017), "Retinal vessel density from optical coherence tomography angiography to differentiate early glaucoma, pre-perimetric glaucoma and normal eyes", PLoS One, 12(2), pp. e0170476.
3. Alward Wallace LM (2000), Glaucoma: the requisites in ophthalmology, Mosby Incorporated.
4. American Academy of Ophthalmology (2019), "2019-2020 BCSC (Basic and Clinical Science Course), Section 10: Glaucoma", Christopher A. Girkin MD, American Academy of Ophthalmology
5. Asian Pacific Glaucoma Society (2016), Asia Pacific glaucoma guidelines Third ed, Kugler Publications, Amsterdam.
6. Bhagat P. R., Deshpande K. V. and Natu B. (2014), "Utility of ganglion cell complex analysis in early diagnosis and monitoring of glaucoma using a different spectral domain optical coherence tomography", Journal of current glaucoma practice, 8(3), pp. 101.
7. Bojikian K. D. et al (2016), "Optic Disc Perfusion in Primary Open Angle and Normal Tension Glaucoma Eyes Using Optical Coherence Tomography-Based Microangiography", PLoS One, 11(5), pp. e0154691.
8. Caprioli J. and Coleman A. L. (2008), "Intraocular pressure fluctuation a risk factor for visual field progression at low intraocular pressures in the advanced glaucoma intervention study", Ophthalmology, 115(7), pp. 1123-1129.e3.
9. Carl Zeiss Meditec (2018), Cirrus HD-OCT: User Manual – Models 500, 5000.
10. Cennamo G. et al (2017), "Optical coherence tomography angiography in pre-perimetric open-angle glaucoma", Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 255(9), pp. 1787-1793.