KẾT QUẢ CỦA SINH THIẾT KIM QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KHÔNG ĐIỂN HÌNH TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HÓA

Lê Xuân Chính1,, Nguyễn Văn Sơn1, Nguyễn Đức Việt1, Nguyễn Thị Thủy1,2, Nguyễn Thành Nam1,2, Ngô Thị Huyền1,2
1 Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là loại ung thư hay gặp với tỷ lệ tử vong cao. Dựa vào đặc điểm ngấm thuốc trên chẩn đoán hình ảnh kết hợp với nồng độ AFP cho phép chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên khoảng 40% khối u biểu hiện tính chất ngấm thuốc không điển hình, cần sinh thiết để chẩn đoán. Sinh thiết kim qua da là một thủ thuật lấy mẫu xét nghiệm phục vụ những trường hợp này. Mục tiêu: Đánh giá kết quả của sinh thiết kim qua da dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan không điển hình trên cắt lớp vi tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 bệnh nhân có hình ảnh ngấm thuốc không điển hình, được sinh thiết kim qua da và chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ là HCC. Nghiên cứu tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2023  Kết quả: Có 03 trường hợp phải sinh thiết lần thứ 2 (11,1%). Tỷ lệ chính xác sau lần sinh thiết thứ nhất là 88,9%, sau lần sinh thiết thứ 2 là 96,3%. 90% trường hợp sinh thiết lấy được từ 3 lõi mẫu trở lên và chỉ xuất hiện 1 trường hợp biến chứng sau sinh thiết (tụ máu dưới bao gan). Kết luận: Sinh thiết kim qua da là phương pháp có độ chính xác cao, rất ít biến chứng, có hiệu quả tốt trong chẩn đoán HCC không điển hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN 2020. Published online 2022. https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/populations/900-world-fact-sheet.pdf
2. European Association for the Study of the Liver, European Organisation for Research and Treatment of Cancer. EASL–EORTC Clinical Practice Guidelines: Management of hepatocellular carcinoma. Journal of Hepatology. 2012; 56(4): 908-943. doi:10.1016/j.jhep.2011. 12.001
3. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB, et al. Diagnosis, Staging, and Management of Hepatocellular Carcinoma: 2018 Practice Guidance by the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology. 2018;68(2):723-750. doi:10.1002/hep.29913
4. Sherman M, Bruix J. Biopsy for liver cancer: How to balance research needs with evidence‐based clinical practice. Hepatology. 2015;61(2):433-436. doi:10.1002/hep.27563
5. Durand F, Regimbeau JM, Belghiti J, et al. Assessment of the benefits and risks of percutaneous biopsy before surgical resection of hepatocellular carcinoma. Journal of Hepatology. 2001;35(2): 254-258. doi:10.1016/S0168-8278(01)00108-8
6. Caturelli E, Solmi L, Anti M, et al. Ultrasound guided fine needle biopsy of early hepatocellular carcinoma complicating liver cirrhosis: a multicentre study. Gut. 2004;53(9):1356-1362. doi:10.1136/gut.2003.032359
7. Ghent CN. Percutaneous liver biopsy: reflections and refinements. Can J Gastroenterol. 2006;20(2):75-79. doi:10.1155/2006/452942
8. Maturen KE, Nghiem HV, Marrero JA, et al. Lack of Tumor Seeding of Hepatocellular Carcinoma After Percutaneous Needle Biopsy Using Coaxial Cutting Needle Technique. American Journal of Roentgenology. 2006;187(5): 1184-1187. doi:10.2214/AJR.05.1347.