TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) là bệnh lý hiếm gặp, đã được báo cáo nhiều trên thế giới. Hiện nay còn ít nghiên cứu về bệnh lý này ở trẻ em tại Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 78 trẻ được chẩn đoán VMNTBCAT tại Bệnh viện Nhi Trung Ương trong 4 năm từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2024. Tỷ lệ trẻ nam là 57,7%, nữ là 42,3%, tuổi trung vị là 29 tháng (18-90,4). Triệu chứng thường gặp nhất là sốt (92,3%), nôn, nôn vọt (62,8%), đau đầu (44,9%), cứng gáy (41%). Có 88,5% bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan (BCAT) tuyệt đối trong máu > 500 tế bào (TB)/mm3 là. Tỉ lệ %BCAT trong dịch não tủy (DNT) có trung bình là 41,6 ± 19,3%. Số lượng BCAT trong DNT trung vị là 320 (82-450) tế bào/mm3. Protein DNT tăng nhẹ, glucose DNT bình thường. Bất thường thường gặp nhất trên MRI sọ não là giãn não thất (25%), tổn thương chất trắng (23,4%), viêm màng não (21,9%). Kết quả điều trị: ra viện 91%, di chứng 12,8%, tử vong/xin về 2,6%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, trẻ em, nhiễm ký sinh trùng
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Khánh Linh, Đoàn Thu Trà. Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Viêm Màng Não Do Angiostrongulus Cantonensis Tại Bệnh Viện Bạch Mai. Đại học Y Hà Nội; 2021.

3. Vinayan KP, Dudipala SC, Roy AG, Anand V. Clinical Characteristics and Treatment Outcome of Eosinophilic Meningoencephalitis in South Indian Children: Experience From a Prospective Registry. Pediatric Neurology. 2023;147:9-13. doi:10.1016/ j.pediatrneurol.2023.06.023


4. Hồ Thị Hoài Thu, Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trương Hữu Khanh. Đăc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng I. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017:102-106.

5. Jill Weatherhead, Rojelio Mejia. Eosinophilic Meningitis. In: Feigin and Cherry’s Textbook of Pediatrics Infectious Diseases. Vol 1. 8th ed. Elsevier; 2019:349-355.

6. Doãn Phúc Hải, Phạm Nhật An. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương (7/2011-6/2014). Truyền nhiễm Việt Nam. số 2 (10):12-15

7. Phạm Thị Hải Mến, Nguyễn Trần Chính, Lê Thị Xuân. Viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ năm 2002 đến 2005. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007:416-421.

8. Chotmongkol V, Kittimongkolma S, Niwattayakul K, Intapan PM, Thavornpitak Y. Comparison of prednisolone plus albendazole with prednisolone alone for treatment of patients with eosinophilic meningitis. Am J Trop Med Hyg. 2009;81(3):443-445.

9. Epelboin L, Blondé R, Chamouine A, et al. Angiostrongylus cantonensis Infection on Mayotte Island, Indian Ocean, 2007-2012. PLOS Neglected Tropical Diseases. 2016;10(5):e0004635. doi:10. 1371/journal.pntd.0004635


10. Tseng YT, Tsai HC, Sy CL, et al. Clinical manifestations of eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis: 18 years’ experience in a medical center in southern Taiwan. Journal of Microbiology, Immunology and Infection. 2011;44(5):382-389. doi:10.1016/j.jmii. 2011.01.034

