MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH THÁI BÌNH

Văn Mạnh Ngô 1,, Thị Huyền Diệu Bùi 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân HIV/AIDS người lớn  ≥ 18 tuổi (gọi tắt là người bệnh) đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: yếu tố liên quan tới trầm của người nhiễm HIV đang điều trị ARV: thất nghiệp, lao động tự do (OR=3,4); làm việc bán thời gian hoặc theo mùa vụ (OR=5,3); thu nhập hàng tháng dưới 3 triệu đồng (OR=9,6); có sử dụng ma túy (OR=2,9); kinh tế hộ gia đình thuộc diện nghèo, không đủ ăn (OR=7,5); không được hỗ trợ điều trị (OR=3,2); bị kỳ thị, phân biệt đối xử (OR=4,0); gặp phải tác dụng phụ của thuốc ARV (OR=2,5); đang điều trị các bệnh khác (OR=5,9); kết quả xét nghiệm T-CD4 lần gần nhất > 500 tế bào (OR=2,5)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. BMJ Publishing Group (2018), Tổng quan về HIV, BMJ Best Practice.
2. Maria Giulia Nanni và các cộng sự (2015), "Depression in HIV infected patients: a review", Current psychiatry reports. 17(1), pp. 530.
3. Phạm Đình Quyết, Võ Thị Duyên, Huỳnh Ngọc Vân Anh (2018), "Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 22(1), pp. 285-292.
4. Đặng Thị Minh Trang (2018), Rối loạn trầm cảm trên người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An, Bình Dương, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 35, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Huỳnh Ngọc Vân Anh (2017), Trầm cảm và các yêu tố liên quan ở những người nhiễm HIV điều trị ARV, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần 34, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bhatia. MS and Sahil Munjal (2014), "Prevalence of depression in people living with HIV/AIDS undergoing ART and factors associated with it", Journal of clinical and diagnostic research: JCDR. 8(10), pp. WC01
7. S. Algoodkar et al. (2017), "Prevalence and Factors associated with Depression among Clinically Stable People Living with HIV/AIDS on Antiretroviral Therapy", Indian J Psychol Med. 39(6), pp. 789-793
8. Tesfaw. G et al. (2016), "Prevalence and correlates of depression and anxiety among patients with HIV on-follow up at Alert Hospital, Addis Ababa, Ethiopia", BMC Psychiatry. 16(1), pp. 368.