MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÁP LỰC ĐƯỜNG THỞ VÀ ÁP LỰC BÓNG CHÈN ỐNG NỘI KHÍ QUẢN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mặc dù áp lực bóng chèn (ALBC) ống nội khí quản (NKQ) được điều chỉnh trong phạm vi an toàn, tăng áp lực đỉnh đường thở do bơm CO2 vào ổ bụng có thể làm tăng ALBC, từ đó làm giảm tưới máu niêm mạc khí quản và tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa ALBC với áp lực đỉnh đường thở và các yếu tố liên quan trong phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên người bệnh (NB) trải qua PTNS ổ bụng được gây mê toàn thân và thông khí cơ học, sử dụng ống NKQ có bóng chèn. Kết quả: Tổng cộng có 47 NB được PTNS ổ bụng ở tư thế đầu thấp và 53 NB được PTNS ổ bụng ở tư thế đầu cao được đưa vào nghiên cứu. Sau khi bơm CO2 vào ổ bụng, ALBC tăng từ giá trị nền là 25 cmH2O đến 31,3 ± 2 cmH2O ở nhóm đầu thấp (p < 0,001) và 30,6 ± 1,8 cmH2O ở nhóm đầu cao (p < 0,001). ALBC tiếp tục tăng đến 32,4 ± 2,6 cmH2O sau khi thay đổi tư thế đầu thấp (p = 0,03) và không có sự khác biệt khi thay đổi tư thế đầu cao (p > 0,05). Tại thời điểm bơm CO2 vào ổ bụng, tăng áp lực đỉnh đường thở có tương quan thuận với tăng ALBC với hệ số tương quan r = 0,5 (p < 0,001). Kết luận: ALBC tăng có ý nghĩa thống kê sau khi bơm CO2 vào ổ bụng và thay đổi tư thế đầu thấp. Mặc dù ALBC đã được điều chỉnh về phạm vi an toàn, áp lực đỉnh đường thở tăng cao vẫn được truyền đến bóng chèn ống NKQ, dẫn đến tăng ALBC.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
áp lực bóng chèn, nội khí quản, phẫu thuật nội soi ổ bụng
Tài liệu tham khảo

2. Johny P, Segaran S, Vidya MV, et al. A comparative study of cuff pressure changes of endotracheal tube with the use of air versus nitrous oxide in the anaesthetic gas mixture during laparoscopic surgery. Turk J Anaesthesiol Reanim. 2022;50(4):261-266.

3. Kwon Y, Jang JS, Hwang SM, et al. The change of endotracheal tube cuff pressure during laparoscopic surgery. Open Med (Wars). 2019;14:431-436.

4. Mahoori A, Khanahmadi S, Khanahmadi S, et al. Evaluation of the endotracheal tube cuff pressure changes during cardiac operations under cardiopulmonary bypass. J Cardiovasc Thorac Res. 2023;15(1):51-56.

5. Rosero EB, Ozayar E, Eslava-Schmalbach J, et al. Effects of increasing airway pressures on the pressure of the endotracheal tube cuff during pelvic laparoscopic surgery. Anesth Analg. 2018;127(1):120-125.

6. Wang C, Yan X, Gao C, et al. Effect of continuous measurement and adjustment of endotracheal tube cuff pressure on postoperative sore throat in patients undergoing gynecological laparoscopic surgery: a randomized controlled trial. J Clin Monit Comput. 2024.

7. Wu CY, Yeh YC, Wang MC, et al. Changes in endotracheal tube cuff pressure during laparoscopic surgery in head-up or head-down position. BMC Anesthesiol. 2014;14:75.

8. Zhu G, Wang X, Cao X, et al. The effect of different endotracheal tube cuff pressure monitoring systems on postoperative sore throat in patients undergoing tracheal intubation: a randomized clinical trial. BMC Anesthesiol. 2024;24(1):115
