ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DAI DẲNG

Đào Việt Hằng1,2,3,, Phạm Thị Hương Trà1, Trần Thị Thu Trang2,4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 rường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu trầm cảm ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dai dẳng và bước đầu đánh giá một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 58 người bệnh có triệu chứng trào ngược dai dẳng (không đáp ứng với 8 tuần điều trị PPI) tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ 12/2022-07/2024. Rối loạn lo âu trầm cảm được đánh giá bằng thang điểm DASS-21. Kết quả: Tuổi trung bình là 47,3±14,1, 63,8% là nữ, tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng GERD điển hình là 94,8%. Kết quả đo pH trở kháng 24 giờ ghi nhận tỷ lệ GERD bệnh lý, nóng rát chức năng và thực quản tăng nhạy cảm lần lượt là 27,6%, 53,5%, 18,9%. 51,7% và 25,9% bệnh nhân có tình trạng lo âu và trầm cảm. Tỷ lệ lo âu và trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân nữ so với nam (p=0,013 và p=0,049). Nhóm nóng rát chức năng có tỷ lệ rối loạn lo âu cao nhất (67,7%), tiếp theo là nhóm GERD bệnh lý (37,5%) và thấp nhất ở nhóm thực quản tăng nhạy cảm (27,3%). Tỷ lệ trầm cảm cao nhất ở nhóm GERD bệnh lý (43,8%). Tuy nhiên, những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lo âu, trầm cảm giữa các nhóm bệnh nhân chẩn đoán dựa trên kết quả đo pH trở kháng thực quản 24 giờ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bình Trần Hữu (2004), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những người có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng Luận văn tiến sĩ.
2. van der Velden A.W., de Wit N.J., et al. (2008), "Maintenance Treatment for GERD: Residual Symptoms Are Associated with Psychological Distress", Digestion, 77(3-4), pp. 207-213.
3. Vuong Duong Anh, Van Ginneken Ewout, et al. (2011), "Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services", Asian Journal of Psychiatry, 4(1), pp. 65-70.
4. El-Serag H., Becher A., et al. (2010), "Systematic review: persistent reflux symptoms on proton pump inhibitor therapy in primary care and community studies", Aliment Pharmacol Ther, 32(6), pp. 720-37.
5. Gyawali C. P., Yadlapati R., et al. (2024), "Updates to the modern diagnosis of GERD: Lyon consensus 2.0", Gut, 73(2), pp. 361-371.
6. Lee Y. S., Jang B. H., et al. (2018), "Comorbid risks of psychological disorders and gastroesophageal reflux disorder using the national health insurance service-National Sample Cohort: A STROBE-compliant article", Medicine (Baltimore), 97(18), pp. e0153.
7. Mizyed I., Fass S. S., et al. (2009), "Review article: gastro-oesophageal reflux disease and psychological comorbidity", Aliment Pharmacol Ther, 29(4), pp. 351-8.
8. Nojkov B., Rubenstein J. H., et al. (2008), "The influence of co-morbid IBS and psychological distress on outcomes and quality of life following PPI therapy in patients with gastro-oesophageal reflux disease", Aliment Pharmacol Ther, 27(6), pp. 473-82.
9. Yadlapati R., Gyawali C. P., et al. (2022), "AGA Clinical Practice Update on the Personalized Approach to the Evaluation and Management of GERD: Expert Review", Clin Gastroenterol Hepatol, 20(5), pp. 984-994.e1.
10. Zerbib F., Bredenoord A. J., et al. (2021), "ESNM/ANMS consensus paper: Diagnosis and management of refractory gastro-esophageal reflux disease", Neurogastroenterol Motil, 33(4), pp. e14075.