HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SORAFENIB TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN GIAI ĐOẠN TIẾN XA

Đào Đức Tiến1,, Trương Thị Ánh Hồng1
1 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sorafenib - một chất ức chế đa kinase đường uống, tác động ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và sự hình thành mạch máu khối u – đã được các nghiên cứu pha III chứng minh hiệu quả kéo dài sống còn toàn bộ. Cho đến hiện nay sorafenib vẫn được coi là điều trị tiêu chuẩn cho những bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) giai đoạn tiến xa. Mục tiêu: Đánh giá sống còn toàn bộ (OS), sống còn không bệnh tiến triển (PFS), tỷ lệ kiểm soát bệnh (DCR) và độc tính điều trị của sorafenib trong HCC giai đoạn tiến xa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán HCC giai đoạn tiến xa được điều trị bằng sorafenib tại Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 1/2022 tới tháng 12/2024. Kết quả: OS trung vị là 4 tháng [KTC 95%: 3,2 – 6,8 tháng], bệnh nhân Child-Pugh A có OS trung vị dài hơn đáng kể so với bệnh nhân Child-Pugh B: 6,2 tháng so với 3,6 tháng (p=0.003). PFS trung vị là 4 tháng [KTC 95%: 2,6 – 5,4 tháng], DCR là 49,2%. Độc tính hay gặp nhất là hội chứng bàn tay-bàn chân (41%), trong đó mức độ 3-4 chiếm 11,5%. Kết luận: Điều trị sorafenib trong HCC giai đoạn tiến xa có tỷ lệ kiểm soát bệnh khả quan và các độc tính thường gặp ở mức độ 1-2. Tuy nhiên thời gian sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh tiến triển vẫn chưa được cải thiện. Bệnh nhân Child-Pugh B có kết quả sống còn toàn bộ kém hơn Child-Pugh A.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J EM, Lam F, Laversanne M, Colombet M, Mery L, Piñeros M, Znaor A, Soerjomataram I, Bray F. GLOBOCAN VIETNAM 2022 Lyon, France: International Agency for Research on Cancer; 2024 [updated 08/02/2024. version 1.1:[Available from: https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheet.pdf].
2. Llovet JM, Burroughs A, Bruix J. Hepatocellular carcinoma. Lancet. 2003;362 (9399):1907-17.
3. Llovet JM, Ricci S, Mazzaferro V, Hilgard P, Gane E, Blanc JF, et al. Sorafenib in advanced hepatocellular carcinoma. N Engl J Med. 2008;359(4):378-90.
4. Beck C. SORAFENIB (Nexavar®) FOR 1ST LINE HCC: Northern Cancer Alliance; 2018 [Available from: https://www.northerncanceralliance.nhs. uk/wp-content/uploads/2018/11/Sorafenib-for-HCC-protocol-CRP10-UGI010-v1.2.pdf].
5. Therasse P, Arbuck SG, Eisenhauer EA, Wanders J, Kaplan RS, Rubinstein L, et al. New guidelines to evaluate the response to treatment in solid tumors. European Organization for Research and Treatment of Cancer, National Cancer Institute of the United States, National Cancer Institute of Canada. J Natl Cancer Inst. 2000;92(3):205-16.
6. Freites-Martinez A, Santana N, Arias-Santiago S, Viera A. Using the Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE - Version 5.0) to Evaluate the Severity of Adverse Events of Anticancer Therapies. Actas Dermosifiliogr (Engl Ed). 2021;112(1):90-2.
7. Cheng AL, Kang YK, Chen Z, Tsao CJ, Qin S, Kim JS, et al. Efficacy and safety of sorafenib in patients in the Asia-Pacific region with advanced hepatocellular carcinoma: a phase III randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Lancet Oncol. 2009;10(1):25-34.