TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại Phòng khám Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 234 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021. Trẻ được đánh giá tính trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2006. Kết quả: Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ là 56,0%. Phần lớn trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng (67,1%). Tỷ lệ trẻ bú mẹ kéo dài trên 18 tháng là 58,8%. Phần lớn trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (87,0%); thành phần bữa ăn bổ sung có đủ các nhóm thực phẩm chiếm 67,9%. Đa số trẻ ăn bổ sung đủ số bữa (77,8%) nhưng chỉ có 41,9% trẻ ăn đủ số lượng thức ăn mỗi bữa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi, nhẹ cân và gầy còm lần lượt là 25,6%, 22,7% và 18,4%, thừa cân béo phì chiếm 6,8%. Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp < 2500g có nguy cơ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường. Kết luận: Tỷ lệ trẻ SDD ở cả ba thể còn cao, ngoài ra có 1 tỷ lệ không nhỏ trẻ thừa cân béo phì. Cân nặng lúc sinh thấp có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Chu Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Việt Hà (2014). Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ từ 6-24 tháng tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nhi khoa.
3. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Lan Phương và cộng sự (2009). Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, kiến thức thực hành nuôi con của bà mẹ ở Xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội 2008. Tạp chí DD&TP, 5 (2).
4. Organization WH. UNICEF/WHO/The World Bank Group joint child malnutrition estimates: levels and trends in child malnutrition: key findings of the 2020 edition. 2020.
5. Brabin BJ, Premji Z, Verhoeff F. An analysis of anemia and child mortality. The Journal of nutrition. 2001;131(2):636S-648S.
6. Kátia B.R.S, Jullyana F.R.A, and all (2010). Association between malnutrition in children living in favelas, maternal nutritional status, and environmental factors. Journal de Pediatria, 86(3), 215-220.
7. WHO, UNICEF, USAID, AED, UCDAVIS and IFPRI (2008), Indicators for assessing infant and young child feeding practices, Consensus meeting, Washington, DC, pp. 5-11.