XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SINH ESBL, AMPC CỦA ESCHERICHIA COLI, KLEBSIELLA PNEUMONIAE VÀ PSEUDOMONAS AERUGINOSA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH, 2022-2023

Nguyễn Thị Kiều Tiên1,, Vũ Lê Ngọc Lan1, Cao Hữu Nghĩa1, Cao Hữu Nghĩa1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn trực khuẩn Gram âm như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa ngày càng gia tăng trên toàn cầu và sự xuất hiện các chủng sinh men β-lactamase phổ rộng (ESBL) và AmpC β-lactamase (AmpC) là một trong những nguyên nhân thách thức trong điều trị. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh ESBL và AmpC của Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 12/2022 đến 7/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, 198 vi khuẩn phân lập được đưa vào nghiên cứu phân tích khả năng sinh ESBL, AmpC. Chủng vi khuẩn được định danh, xác định kiểu hình ESBL và thực hiện kháng sinh đồ bằng hệ thống máy Vitek 2; xác định kiểu hình sinh AmpC bằng phương pháp khuếch tán trên thạch MHA với các loại đĩa giấy kháng sinh: Cefoxitine 30mcg, Ceftazidime 30mcg. Đối với các chủng vi khuẩn có kiểu hình sinh ESBL, nhóm nghiên cứu thực hiện PCR và điện di xác định các gene mã hóa ESBL. Kết quả: Tỷ lệ E. coli sinh men ESBL 54,8%, K. pneumoniae sinh men ESBL 21,9%. Tỷ lệ sinh men AmpC: P. aeruginosa 36,7%; K. pneumoniae 6,3%; E. coli 4,8%. Khảo sát gene mã hóa ESBL trên các chủng nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ E. coli sinh gene mã hóa blaTEM 100%; blaSHV 87,7%; blaCTX-M 33,3%; với K. pneumoniae: blaTEM 100%; blaSHV 100%; blaCTX-M 21,4%. Kết luận: Cần có những nghiên cứu giám sát về dịch tễ học phân tử liên tục để có thể phát hiện sớm các đột biến gây kháng kháng sinh để có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp tại Việt Nam

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vinh Trần Phú, Chữ Dương Xuân, Hiền Nguyễn Thị Diệu, Cộng sự. Nghiên cứu tình hình đa kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae sinh ESBL, Carbapenemase trên bệnh phẩm phân lập được tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;516(1):78-82
2. Trang Vũ Bảo, Thành Nguyễn Minh, Huy Bảo Lê, Hiền Phạm Thị Thu, Quỳnh Bùi Thị Hương. Tình hình đề kháng và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;522(1)
3. Vân Phạm Thị, Hậu Phan Văn, Giang Nguyễn Thu, Hà Đinh Thị Thanh. Tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae phân lập tại Bệnh viện E (2018-2020) Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2023;1(41):67-73.
4. Caron Y, Chheang R, Puthea N, et al. Beta-lactam resistance among Enterobacteriaceae in Cambodia: The four-year itch. Int J Infect Dis. Jan 2018; 66:74-79. doi: 10.1016/j.ijid.2017.10.025
5. Lân Nguyễn Ngọc, Nga Cao Minh. Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong một năm (01/5/2016-30/4/2017). 2018;22(4):381-389.
6. Shitta G, Makanjuola O, Adefioye O, Olowe OA. Extended Spectrum Beta Lactamase (ESBL), bla(TEM), bla(SHV) and bla(CTX-M), Resistance Genes in Community and Healthcare Associated Gram Negative Bacteria from Osun State, Nigeria. Infect Disord Drug Targets. 2021;21(4):595-602. doi:10.2174/1871526520999200729181559
7. Roberts LW, Hoi LT, Khokhar FA, et al. Genomic characterisation of multidrug-resistant Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, and Acinetobacter baumannii in two intensive care units in Hanoi, Viet Nam: a prospective observational cohort study. Lancet Microbe. Nov 2022;3(11): e857-e866. doi:10.1016/s2666-5247(22)00181-1.