SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT KHÔNG NHỔ RĂNG TRÊN BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH SAI KHỚP CẮN HẠNG I ANGLE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh trước và sau điều trị chỉnh hình răng mặt không nhổ răng trên bệnh nhân trưởng thành sai khớp cắn hạng I Angle. Đối tượng và phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 30 cặp phim sọ nghiêng và 30 cặp mẫu hàm trước và sau điều trị của bệnh nhân chỉnh hình răng mặt tại khu điều trị Kĩ thuật cao, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân chọn vào nghiên cứu có đặc điểm: tương quan xương hạng I, sai khớp cắn hạng I (Angle), thiếu khoảng cung răng hàm dưới ≤ 9mm và không nhổ răng, trừ răng khôn. Sử dụng phần mềm AutoCAD 2018 đo đạc các biến số về răng, xương và mô mềm. Kết quả: thiếu khoảng răng hàm dưới: -1,08 ± 3,85mm, góc SNA trước điều trị 81,60 ± 3,42°, tăng sau điều trị 81,83 ± 3,68°. Góc mặt phẳng khớp cắn trước điều trị 7,57 ± 3,68°, tăng sau điều trị 8,37 ± 3,31°. Khoảng cách hình chiếu của điểm A và B lên mặt phẳng khớp cắn trước điều trị -2,86 ± 2,38mm, tăng sau điều trị -3,32 ± 2,02mm có ý nghĩa thống kê p<0,05. Răng cửa giữa hàm trên giảm độ nghiêng, trục răng xoay theo chiều kim đồng hồ, góc U1/NA trước điều trị 30,47 ± 7,69° giảm sau điều trị 26,80 ± 6,15°có ý nghĩa thống kê p<0,05. Góc lồi mặt, góc mũi môi, góc môi cằm không thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị chỉnh hình răng mặt sai khớp cắn hạng I, không nhổ răng trên người trưởng thành có sự thay đổi ở răng, ít thay đổi ở xương và mô mềm
Tài liệu tham khảo

2. Hồ Thị Thùy Trang (1999), “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng”, Luận văn thạc sĩ y học, TPHCM

3. Steiner C.C, "The use of cephalometric as an aid to planning and assessing orthodontic treatment", Am J Orthod, 1960, 46(10), pp.721-735

4. Konstantonis D, “The impact of extraction vs nonextraction treatment on soft tissue changes Class I”. Angle Orthodontist, 2012, 82 (2), pp.209-217.

5. Adeeba Khanum, Prashantha G.S: Extraction vs Non Extraction Controversy: A Review. JDOR. 2018; 14(1), pp.41-48

6. Drobocky O.B., Smith R.J. (1989), “Changes in facial profile during orthodontic treatment with extraction of four first premolars”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 95(3), pp.220-230

7. Baccetti T, L Franchi (2005), “The Cervical Vertebral Maturation (CVM) Method for the Assessment of OptimalTreatment Timing in Dentofacial Orthopedics. Senimars in Orthodontics. 11(3), pp.119-129

8. Proffit WR, Fields Jr HW, Sarver DM. Contemporary orthodontics. Elsevier Health Sciences; 2006
