KẾT QUẢ TRUNG HẠN ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG STENTGRAFT NỘI MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Trần Minh Bảo Luân1,, Nguyễn Duy Tân2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận bằng stentgraft nội mạch ở người trên 65 tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca, theo dõi dọc. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận và điều trị bằng can thiệp nội mạch tại Khoa Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất, trong thời gian từ tháng 05/2020 đến tháng 06/2024. Kết quả: 33 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 77,9 ± 8,7 tuổi, tỷ lệ nam/ nữ là 29/4. Đặc điểm giải phẫu túi phình: đường kính trung bình 56 ± 14,5 mm; cổ túi phình: đường kính 21,2 ± 2,6mm (17,5 – 29), chiều dài 29,6 ± 14 mm (8 – 90), góc cổ gần 44,3 ± 20 độ (8 – 85), cổ dạng thẳng 22 trường hợp (66,67%), cổ dạng thon và thon ngược tỉ lệ lần lượt là 15,15% và 18,18%. Thời gian can thiệp trung bình là: 187,2 ± 46,1 phút (90 – 270). Thành công về mặt kỹ thuật 32 trường hợp (97%),  1 trường hợp tắc mạch chi sau can thiệp (3%). Kết quả trung hạn: thời gian theo dõi trung bình 13,6 ± 8,8 tháng (6 - 39), 1 trường hợp rò nội mạch muộn loại II, không có triệu chứng; không ghi nhận trường hợp nào bị di lệch ống ghép nội mạch; 4 trường hợp (12,1%) tử vong trong năm đầu: 2 trường hợp nhồi máu cơ tim (6%), 1 trường hợp xuất huyết tiêu hóa (không liên quan phình động mạch chủ bụng) (3%) và 1 trường hợp vỡ phình vào tá tràng vào tháng thứ 3 sau can thiệp. Kết luận: Điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận bằng stengraft nội mạch cho thấy tỷ lệ thành công vế mặt kỹ thuật cao vả kết quả trung hạn với các biến cố liên quan ống ghép và túi phình thấp cho thấy đây là phương pháp điều trị an toàn và khả thi đối với người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pasqui E, de Donato G, Giannace G. Management of abdominal aortic aneurysm in nonagenarians: A single-centre experience. Vascular. Feb 2021;29(1):27-34. doi:10.1177/ 1708538120936831
2. Powell JT, Brady AR, Brown LC. Long-term outcomes of immediate repair compared with surveillance of small abdominal aortic aneurysms. N Engl J Med. May 9 2002;346(19):1445-52. doi:10.1056/NEJMoa013527
3. Lederle F, Wilson S, Johnson G. Immediate Repair Compared with Surveillance of Small Abdominal Aortic Aneurysms. The New England journal of medicine. 06/01 2002;346:1437-44. doi:10.1056/NEJMoa012573
4. Cao P, De Rango P, Verzini F. Comparison of Surveillance Versus Aortic Endografting for Small Aneurysm Repair (CAESAR): Results from a Randomised Trial. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2011/01/01/ 2011;41(1): 13-25. doi:https://doi.org/10.1016/ j.ejvs.2010.08.026
5. Ouriel K, Clair DG, Kent KC, Zarins CK. Endovascular repair compared with surveillance for patients with small abdominal aortic aneurysms. Journal of Vascular Surgery.2010/ 05/01/ 2010;51(5):1081-1087. doi: https://doi.org/10.1016/j.jvs.2009.10.113
6. Torsello G, Bertoglio L, Kellersmann R. One-year results of the INSIGHT study on endovascular treatment of abdominal aortic aneurysms. Journal of Vascular Surgery. 2022/06/01/ 2022;75(6):1904-1911.e3. doi: https://doi.org/10.1016/j.jvs.2021.12.066
7. van Basten Batenburg M, ‘t Mannetje YW, van Sambeek MRHM. Endurant Stent Graft in Patients with Challenging Neck Anatomy “One Step Outside Instructions for Use”: Early and Midterm Results from the EAGLE Registry. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2022/12/01/ 2022;64(6):611-619. doi:https://doi.org/10.1016/j.ejvs.2022.08.002
8. Major M, Long GW, Eden CL. Long-term outcomes and interventions of postoperative type 1a endoleak following elective endovascular aortic aneurysm repair. Journal of Vascular Surgery. 2022/01/01/ 2022;75(1): 136-143.e1. doi: https://doi.org/10.1016/j.jvs.2021.07.122
9. Joseph P. Long-term outcome of open or endovascular repair of abdominal aortic aneurysm:The DREAM Study Group. The New England Journal of Medicine 2010; 362: 1881-1889. Vascular Medicine. 2010;15(6):515-516. doi:10.1177/1358863x10391839
10. Brown LC, Powell JT, Thompson SG. The UK EndoVascular Aneurysm Repair (EVAR) trials: randomised trials of EVAR versus standard therapy. Health Technol Assess. 2012 2012; 16(9):1-218. doi:10.3310/hta16090