ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KÌ CỦA TRẺ SINH RA TỪ SẢN PHỤ THAI TO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH LONG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần, việc bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc quá mức cho thai phụ dẫn đến thai to. Từ đó mang lại nhiều kết cục không thuận lợi, đặc biệt cho trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết cục thai kì của thai to tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 541 sản phụ đến sinh ở tuần thứ 37 trở lên của thai kỳ tại khoa sản, bệnh viện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9/2022 - 06/2023. Kết quả: Tuổi thai trung bình là 38,8±0,9 tuần. Tuổi thai ≥ 40 tuần làm tăng tỷ lệ thai to gấp 1,3 lần (p=0,02). Tỷ lệ Apgar thấp của nhóm thai to và thai thường gần như nhau (6,3% và 7,2%). Cân nặng sơ sinh trung bình nhóm thai to là 3775,91 gram. Tỷ lệ nam trong nhóm có cân nặng sơ sinh ≥4000 gram 75,4% cao hơn nữ là 24,6%. Cân nặng sơ sinh ≥4000 gram làm tăng nguy cơ cho thai 9,6 lần. Kết luận: Tỷ lệ thai to khá cao, tuổi thai ≥40 tuần làm tăng tỷ lệ thai to gấp 1,3 lần, cân nặng sơ sinh ≥4000 gram làm tăng nguy cơ cho thai gấp 9,6 lần.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thai to, Apgar, biến chứng, kết cục
Tài liệu tham khảo

2. Freweini Gebrearegay Tela (2019), “Fetal macrosomia and its associated factors among singletonlive-birthsinprivate clinics in Mekelle city, Tigray, Ethiopia”, BMC Pregnancy and Childbirth, pp19-219. https://doi.org/10.1186/s12884-019-2379-3.


3. Quan Kim Phụng (2016), Tỉ lệ và các yếu tố liên quan thai to tại bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trần Thị Mỹ Linh (2022), Khảo sát đặc điểm của sản phụ sinh con ≥4000 gram tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Ngọc Anh (2020), Các yếu tố nguy cơ sinh con to ≥ 4000 gram tại Bệnh Viện Từ Dũ, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Lam Hương, Hoàng Thanh Hà (2014), “Nghiên cứu giá trị dụ đoán trọng lượng thai của thai đủ tháng qua lâm sàng và siêu âm”, Tạp chí Phụ Sản, 12(1), 58-63. https://doi.org/ 10.46755/vjog.2014.1.816


7. Kee Hyun Cho (2021), “Epidemiology of Macrosomia in Korea: Growth and Development”, J Korean Med Sci, 36(47), pp1-4. https://doi.org/ 10.3346/jkms.2021.36.e320


8. Sahruh Turkmen, Simona Johasson and Marju Dahmoun (2018), Foetal Macromsomia and Foetal – Maternal Outcomes at Birth, Jounal of Pregnancy, 14(2), pp1-9. https://doi.org/ 10.1155/2018/4790136


9. Mohammadbeigi A (2013), “Fetal Macrosomia: Risk Factors, Maternal, and Perinatal Outcome”, Annals of Medical and Health Sciences Research, 3 (4), pp1-9. https://doi.org/10.4103/2141-9248.122098


10. Sabrina Pillai (2020), “Fetal macrosomia in home and birth center births in the United States: Maternal, Fetal and newborn outcomes”, Birth, 47(4), pp 409-417. https://doi.org/10.1111/ birt.12506

