ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DO SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024

Lê Việt Tú1,, Nguyễn Vĩnh Nghi1, Lê Thanh Bình1, Trần Đức Hưởng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) gây ra do đường tiết niệu có sỏi thuộc nhóm NKĐTN phức tạp,tình trạng này ngày nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành y tế nước ta. Kèm theo tỷ lệ vi khuẩn từ đường niệu đề kháng kháng sinh (KS) ngày càng có xu hướng tăng. Từ đó cần đánh giá kết quả điều trị trong các trường hợp NKĐTN trên đường tiết niệu có sỏi gây ra. Mục tiêu: Đánh giá sơ lược kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu,các phương pháp can thiệp ngoại khoa với sỏi, đặc điểm vi khuẩn học ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có sỏi đường tiết niệu được điều trị tại Trung tâm Tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu do sỏi đường tiết niệu , có kết quả cấy nước tiểu dương tính được điều trị tại Trung tâm Tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong khoảng thời gian 2 năm từ năm 2023 đến năm 2024. Kết quả: Ghi nhận 52 trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu gây ra do sỏi đường tiết niệu kèm theo và có kết quả cấy dương tính . Độ tuổi trung bình 53,24 ± 11,98 (26-74) tuổi. Tỷ lệ nam: nữ là 1,4 :1. Yếu tố gây nhiễm khuẩn tiết niệu trong nghiên cứu này chủ yếu là sỏi thận chiếm 96,2% . Ghi nhận tỉ lệ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu  thành công là 94,2%. Kết quả kháng sinh ban đầu phù hợp với kháng sinh đồ là 78,8%. Tác nhân vi khuẩn trong nghiên cứu thường gặp nhất là vi khuẩn E-coli chiếm cao nhất 48,1%, sau đó là Klebsiella pneumoniae chiếm 13,5%. Can thiệp phẫu thuật điều trị sỏi trong nghiên cứu chủ yếu là tán sỏi thận qua da có C.Arm chiếm 59,6%. Nhóm kháng sinh sử dụng nhiều nhất và tỉ lệ đề kháng ít nhất là nhóm Carbapenem chiếm 55,4% và nhóm Aminoglycosides 22,5%. Kết luận: Điều trị NKĐTN do sỏi đạt hiệu quả cao nhờ lựa chọn kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng phổ vi khuẩn ngày càng phức tạp, đề kháng kháng sinh cao,cần theo dõi chặt chẽ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Klevens R., Edward J., et al. (2007), “Estimating Healthcare-associated Infections and Deaths in U.S. Hospitals”, Public Health Reports. 122, 160 - 166.
2. Vera-Leiva AB-LC, Carrasco-Anabalón SLC, AguayoReyes A, Domínguez M, et al (2017). KPC: Klebsiella pneumoniae carbapenemase, main carbapenemase in Enterobacteriaceae. Rev Chilena Infectol, 34(5):476-484.
3. Anthony JS, Rischard SM, David JK (2016), ‘’ Infections of the Urinary tract ‘’,Cambell-Waslsh ‘ s Urology, 11 th edition, vol1, Elsevier- Saunder, pp 237,303.
4. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2020), “Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam”. VUNA
5. Bộ Y tế. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ THẬN - TIẾT NIỆU. 2015.
6. Bộ Y tế. Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh 2023.
7. Vũ Thị Thơm (2018), “Nghiên cứu tình hình, lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân Nhiễm khuẩn đường Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng và cs. (2018), "Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 8 (3), 100-108.
9 .Trần Hữu Toàn (2020). Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú.
10. Jean SS, Hsueh PR (2017). Distribution of ESBLs, AmpC β-lactamases and carbapenemases among Enterobacteriaceae isolates causing intra- abdominal and urinary tract infections in the Asia- Pacific region during 2008-14: results from the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART). J Antimicrob Chemother, 72(1):166-171.