MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP TÍNH NẶNG CÓ PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng có phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh 43 bệnh nhân viêm tụy cấp (VTC) nặng có phẫu thuật, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 52±16.32, tỉ lệ nam: nữ là 3:1. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất với nam giới là 45-60 chiếm 37.2% và ở nữ là < 45 tuổi. Tỉ lệ sống trong nhóm là 79.05%. Tiền sử: 46.51% nghiện rượu, 37.20% VTC; 4 trường hợp sỏi đường mật 3 bệnh nhân VTC khi mang thai. Chỉ định mổ gặp với tỉ lệ nhiều nhất là hoại tử tụy chiếm 48,83% sau đó là áp xe tụy chiếm 32,55%, có 3 bệnh nhân viêm tụy cấp do tắc nghẽn có sỏi mật, 1 trường hợp viêm phúc mạc và 3 trường hợp có biến chứng chảy máu trong ổ bụng. Áp lực ổ bụng được đánh giá có ý nghĩa trong tiên lượng tử vong, với nhóm sống áp lực ổ bụng lúc vào viện trung bình là 20,2±4,8% và nhóm tử vong cao hơn 24,1± 6,0. Sử dụng thang điểm lúc vào viện và trong quá trình điều trị đánh giá tiên lượng tình trạng bệnh nhân. Các thang điểm SOFA, APACHE II, Marshall và RANSON khác biệt giữa 2 nhóm với p<0,05. Chỉ số PCT lúc vào viện cũng có sự khác biệt với trung bình nhóm sống là 12,6±19,4 so với nhóm tử vong là 21,18±17,7. Kết luận: Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng có phẫu thuật là tình trạng tăng áp lực ổ bụng, PCT và các thang điểm đánh giá độ nặng như SOFA, APACHE II, Marshall và RANSON.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tụy cấp nặng, viêm tụy cấp hoại tử, phẫu thuật viêm tụy cấp
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Văn Đính. Nguyễn Quốc Anh (2019). Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nhà xuất bản Y học. 2019 Tái bản lần thứ 6. p: 308-321.
3. Leppaniemi A., Tolonen M., Tarasconi A., et al. (2019) WSES guidelines for the management of severe acute pancreatitis. World J Emerg Surg. 2019;14:27.
4. Peter A. B., Thomas L Bollen., Christos D., et al (2015). Classification of acute pancreatitis—2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. 2015.
5. Hồ Yên Ca (2017). Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Jones M. J., Neal C. P., Ngu W. S., et al (2017). Early warning score independently predicts adverse outcome and mortality in patients with acute pancreatitis. Langenbecks Arch Surg, 402 (5), 811-819.
7. Juneja D., Gopal P. B., Ravula M. (2010). Scoring systems in acute pancreatitis: which one to use in intensive care units? J Crit Care, 25 (2), 358 e359-358 e315.
8. Vũ Đức Định, Đỗ Tất Cường và Nguyễn Gia Bình (2011). Nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong viêm tụy cấp nặng. Tạp chí Y học thực hành, 783, 35-38.
9. Nguyễn Đình Quyền (2014) Tổng kết 15 bệnh nhân phẫu thuật viêm tụy hoại tử nhiễm trùng. Tập chí y học thực hành.