KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA FRUCTOSAMINE HUYẾT THANH TRONG THEO DÕI ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Trọng Bách Lường 1,, Trung Quân Đỗ 2, Thị Thanh Thủy Nguyễn 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện hữu nghị Việt Xô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Fructosamin (FA) là sản phẩm albumin bị glycosyl hóa. Cũng giống như HbA1C, glucose gắn vào albumin theo tỷ lệ thuận và một khi đã gắn vào thì không thể tách rời trở lại được. Thời gian tồn tại của FA gắn liền với thời gian bán hủy của albumin trong cơ thể khoảng 12 - 20 ngày. Chính vì vậy fructosamin cũng được sử dụng để đánh giá kiểm soát glucose máu của bệnh nhân với ưu điểm trong khoảng thời gian 2-3 tuần, phù hợp cho việc đánh giá glucose máu của bệnh nhân trong giai đoạn ngắn, nồng độ glucose máu thay đổi nhanh, nồng độ glucose máu thay đổi nhanh, trong giai đoạn bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi cũng như những bệnh nhân có rối loạn huyết động và các bệnh lý về máu. Mục tiêu: Khảo sát giá trị Fructosamin huyết thanh trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại Bệnh viện hữu nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2, từ 60 tuổi trở lên. Từ tháng 8/2020  đến tháng 8/2021. Kết quả: Nồng độ glucose máu lúc đói, sau ăn, trung bình của các đối tượng nghiên cứu giảm nhiều trong thời gian nằm viện điều trị. Sự khác biệt trung bình của glucose máu lúc đói, sau ăn, trung bình lúc vào viện và ra viện tương ứng 9,0mmol/L, 4,7mmol/L, 6,8mmol/L và đều có ý nghĩa thông kê ở ngưỡng xác suất p < 0,0001. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu lúc đói tăng rõ rệt sau thời gian nằm viện điều trị. Khi vào viện có 0% số đối tượng nghiên cứu có mức glucose máu lúc đói đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu lúc đói, khi ra viện có 36,0% đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu lúc đói. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu sau ăn tăng nhiều sau thời gian nằm viện. Tỷ lệ đạt mục tiêu glucose máu sau ăn từ 12,0% khi vào viện tăng lên 68,0% khi bệnh nhân ra viện. Trong số những đối tượng nghiên cứu chưa đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu, nồng độ glucose máu khi ra viện được cải thiện nhiều so với khi vào viện. Sự khác biệt trung bình giữa glucose máu trước và sau điều trị lúc đói là 9,0mmol/L, sau ăn là 5,4mmol/L (giá trị p tương ứng đều thấp hơn 0,0001). Giá trị fructosamin trung bình khi ra viện thấp hơn nhiều khi vào viện trung bình 68,7 μmol/L (360,6 ± 69,9μmol/L so với 429,3 ± 62,2μmol/L) có ý nghĩ thống kê với p < 0,0001. Kết luận: Theo dõi giá trị fructosamin huyết thanh trong đợt BN điều trị nội trú có thể đánh giá hiệu quả điều trị trong khi HbA1C không có giá trị trong đánh giá giai đoạn điều trị ngắn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Danese E., Montagnana M., Nouvenne A. và cộng sự. (2015). Advantages and Pitfalls of Fructosamine and Glycated Albumin in the Diagnosis and Treatment of Diabetes. J Diabetes Sci Technol, 9(2), 169–176.
Committee, Sixth edition, pp. 11-37.
2. David K McCulloch, MD. Estimation of blood glucose control in diabetes mellitus. Literature review current through: Oct 2012. This topic last updated: Oct 25, 2012. ].
3. American Diabetes Association (2009), Standards of Medical Care in Diabetes-2011, Diabetes Care, 34 (1), pp. 11-61.
4. American Diabetes Association (2011), Standards of Medical Care in Diabetes-2013, Diabetes Care, 36 (1), pp. 11-66.