KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐÓNG LỖ MỞ ĐẠI TRÀNG, HỒI TRÀNG RA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc mở đại tràng hoặc hồi tràng ra da có thể được chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau của ống tiêu hóa. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 31 bệnh nhân được phẫu thuật đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam là 7/24. Độ tuổi chiếm nhiều nhất là trên 60 tuổi. Chỉ có 7 trường hợp không có bệnh kết hợp chiếm (22,6%). Nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý thủng túi thừa đại trực tràng có 14 trường hợp (45,2%). Trong đó 23 trường hợp hậu môn nhân tạo hai đầu chiếm 74,2%. Thời gian mang lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da ít nhất là 20 ngày, trường hợp có thời gian nhiều nhất là 8 tháng và thời gian trung bình 2,3 tháng. Biến chứng nhiều nhất là nhiễm trùng vết mổ 61,3%, kết quả phẫu thuật khá và tốt (87,1%). Kết luận: Chỉ định đúng thời điểm và kỹ năng phẫu thuật viên tốt, đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da hạn chế được biến chứng sau phẫu thuật và đạt kết quả điều trị cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mở đại tràng ra da, mở hồi tràng ra da, phẫu thuật, biến chứng
Tài liệu tham khảo


2. Vogel I., Reeves N., Tanis P. J., Bemelman W. A., et al, (2021), "Impact of a defunctioning ileostomy and time to stoma closure on bowel function after low anterior resection for rectal cancer: a systematic review and meta-analysis", Tech Coloproctol, 25 (7), pp. 751-760.doi: 10.1007/s10151-021-02436-5.


3. Hoàng Anh Bắc. (2024). “Kết quả phẫu thuật nội soi đóng hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật hartmann ở khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Thống Nhất”. Tạp chí Y học Cộng đồng, 10, 250-256.https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD10.1627.


4. Trần Thái Phúc. (2021). “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư biểu mô Đại tràng trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định”. Tạp chí Y dược Thái Bình, 83-87.https://doi.org/ 10.51298/vmj.v537i1B.9171


5. Sabbagh C, et al, (2024), “Risk factors for severe morbidity and definitive stoma after elective surgery for sigmoid diverticulitis: a multicenter national cohort study”. Tech Coloproctol; 28(1):34.doi:10.1007/s10151-023-02906-y


6. Gurluler E, et al, (2024). “Utilization and outcomes of Hartmann's procedure in emergency left colon surgery: evaluating postoperative complications and stoma reversal rates”. EurRevMed Pharmacol Sci;28(17):4229-4237.doi:10.26355/eurrev_202409_36712


7. Climent, M., Biondo, S, (2022), “Ileostomy closure: is timing of the essence?”. Tech Coloproctol 26, 847–849.doi.org/10.1007/s10151-022-02673-2


8. Guyton K, Kearney D, Holubar SD, (2021), “Anastomotic Leak after Ileal Pouch-Anal Anastomosis”. Clin Colon Rectal Surg, 34(6):417-425.doi:10.1055/s-0041-1735274


9. Fernandez-Portilla E., et al, (2023), "Is colostomy closure without mechanical bowel preparation safe in pediatric patients? A randomized clinical trial", J Pediatr Surg, 58 (4), pp.716-722. doi:10.1016/j.jpedsurg.2022.09. 003. Epub 2022 Sep 17.


10. Clausen F. B., et al, (2021), "Safety of early ileostomy closure: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials", Int J Colorectal Dis, 36 (2), pp. 203-212.doi: 10.1007/s00384-020-03761-1.

