KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY KÈM CÁC TẠNG LÂN CẬN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY

Đặng Thanh Sơn1,, Trịnh Hồng Sơn2, Nguyễn Văn Tâm3, Dương Hoàng Hải1
1 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Quốc Tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả gần phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng lân cận trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày tại khoa Ung bướu và Xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2019 – 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 69 bệnh nhân (BN) ung thư dạ dày (UTDD) được phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng lân cận trong ổ bụng do UTDD xâm lấn, di căn, ung thư khác, do tai biến hoặc do bệnh kèm theo. Kết quả: Tuổi trung bình 64,83 ± 13,94 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 93. Tỷ lệ nam/nữ tương đương 3/2. BMI trung bình là 21,3 ± 2,55. U ở vị trí 1/3 dưới chiếm chủ yếu với 71%, vị trí 1/3 trên chiếm 8,7%. Kích thước u trung bình là 5,34 ± 3,24 cm, lớn nhất là 15 cm. Có 34 BN có u ở giai đoạn T4, 21/34 BN là T4b. Có 63,8% BN di căn hạch. Giai đoạn III, IV chiếm 56,5%. Cắt dạ dày toàn bộ chiếm 26,1%, mổ cấp cứu có 2 BN chiếm 2,9%, mổ mở chiếm chủ yếu 97,1%, mổ cấp cứu 2,9%. Có 47,8% trường hợp do ung thư, trong đó do UTDD xâm lấn là 34,8%, do ung thư khác chiếm 13,0%, do tai biến có 3 BN đều cắt lách, do bệnh kèm theo chiếm 47,8%, chủ yếu là bệnh lý túi mật. Tạng được cắt chủ yếu là túi mật (43,5%), gan (14,5%), tụy (13,0%), đại trực tràng (13,0%), lách (5,8%) và lách thân đuôi tụy (5,8%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 236,5 ± 77,49 phút. Tai biến trong mổ chiếm 5,8%. Thời gian hậu phẫu trung bình sau mổ là 11,54 ± 5,84 ngày. Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ là 21,7%, trong đó có 01 trường hợp tử vong nặng về do chảy máu sau mổ, 03 trường hợp chảy máu sau mổ chiếm 4,3%, 01 trường hợp rò miệng nối chiếm 1,5%. Kết luận: Phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng khác trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày có tỷ lệ biến chứng cao hơn so với cắt dạ dày tiêu chuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nghĩa, B. T. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, (2023).
2. Sơn, T. H. Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, (2001).
3. Long, V. D. & Bắc, N. H. Đặc điểm và kết quả điều trị ung thư dạ dày ở người trẻ tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam 537, doi:10.51298/vmj.v537i1B. 9113 (2024).
4. Quân, N. T. & Lâm, N. V. Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo hạch D2 trong điều trị Ung thư dạ dày giai đoạn III. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ 41, 127-134 (2021).
5. Tran, T. B. et al. Multivisceral Resection for Gastric Cancer: Results from the US Gastric Cancer Collaborative. Annals of surgical oncology 22 Suppl 3, S840-847, doi:10.1245/s10434-015-4694-x (2015).
6. Sơn, T. H. Ung thư và một số vấn đề liên quan. 10-24 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2017).
7. Zhang, X. et al. Short-term safety and Long-term efficacy of multivisceral resection in pT4b gastric cancer patients without distant metastasis: a 20-year experience in China National Cancer Center. Journal of Cancer 13, 3113-3120, doi:10.7150/jca.75456 (2022).
8. Campuzano, N., Fernandez Trokhimtchouk, T., Flores, L. F., Otanez, E. S. & Guallasamín, E. Synchronous Gastric and Colon Cancer. Cureus 15, e48437, doi:10.7759/cureus.48437 (2023).
9. Liang, T. J. et al. Analysis of gallstone disease after gastric cancer surgery. Gastric Cancer 20, 895-903, doi:10.1007/s10120-017-0698-5 (2017).
10. Miftode, S. V., Troja, A., El-Sourani, N., Raab, H. R. & Antolovic, D. Simultaneous cholecystectomy during gastric and oesophageal resection: a retrospective analysis and critical review of literature. International journal of surgery (London, England) 12, 1357-1359, doi:10.1016/j.ijsu.2014.10.039 (2014).