THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN SAU XẠ TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng trên bệnh nhân sau xạ trị ung thư đầu cổ tại bệnh viện K, năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 156 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã xạ trị ung thư đầu cổ từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Các bệnh nhân được thăm khám, đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng (bằng chỉ số OHI-S) sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và trên 3 tháng. Kết quả: Chỉ số OHI-S đánh giá ở mức kém tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm 18-34 tuổi có tỷ lệ là 25,0%, nhóm 35-59 tuổi có tỷ lệ là 50,5% và nhóm trên 60 tuổi có tỷ lệ là 56,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số OHI-S với mức đánh giá tốt tăng dần theo thời gian sau xạ trị. Nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ chỉ số OHI-S ở mức trung bình + kém cao gấp 5,5 lần so với nhóm từ 18-34 tuổi; nữ giới có chỉ số OHI-S ở mức trung bình + kém bằng 0,08 lần so với nam giới; Ung thư họng miệng, hạ họng có tỷ lệ OHI-S trung bình + kém bằng 3,72; 3,61 lần ung thư vòm. Kết luận: Với bệnh nhân ung thư đầu cổ, chỉ số OHI-S đánh giá ở mức kém tăng dần theo nhóm tuổi nhưng chỉ số này được đánh giá ở mức tốt tăng theo thời gian sau xạ trị; nhóm trên 60 tuổi, bệnh nhân là nữ giới, vị trí xạ trị ung thư họng miệng và hạ họng và một số yếu tố về trình độ học vấn, nghề nghiệp là các yếu tố liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
yếu tố liên quan, ung thư đầu cổ, xạ trị
Tài liệu tham khảo


2. Sohn HO, Park EY, Jung YS, et al. Effects of the professional oral care management program on patients with head and neck cancer after radiotherapy: A 12-month follow-up. J Dent Sci. 2021; 16(1): 453-459. doi:10.1016/j.jds.2020. 09.010.


3. Hashim D, Sartori S, Brennan P, et al. The role of oral hygiene in head and neck cancer: results from International Head and Neck Cancer Epidemiology (INHANCE) consortium. Annals of oncology: official journal of the European Society for Medical Oncology. 2016;27(8):1619–1625. doi: 10.1093/annonc/mdw224.


4. Mazul AL, Taylor JM, Divaris K, et al. Oral health and human papillomavirus-associated head and neck squamous cell carcinoma. Cancer. 2016 doi: 10.1002/cncr.30312.


5. Vi Việt Cường. Sâu răng và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ xạ trị tại Bệnh viên Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;538(1). doi:10.51298/vmj.v538i1.9390.


6. Alves YB, Silva PCH da, Carvalho GG de, et al. Impact of radiotherapy to the head and neck region on the oral condition. Res Soc Dev. 2020;9(10):e3299108753-e3299108753. doi: 10.33448/rsd-v9i10.8753.


7. Qamar S, Rozi S, Sawani S, et al. Oral health related quality of life in head and neck cancer survivors within the first year following treatment: a cross-sectional study in Karachi, Pakistan. Sci Rep.2024;14:2560.doi:10.1038/s41598-024-52813-x.

