KẾT QUẢ XẠ TRỊ 3D-CRT VÀ VMAT TRONG HOÁ XẠ ĐỒNG THỜI UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN K

Thanh Tùng Nguyễn 1,, Văn Xuân Võ 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả xạ trị bằng kỹ thuật 3D-CRT và VMAT ở bệnh nhân hoá xạ đồng thời ung thư thực quản tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 60 bệnh nhân điều trị hoá xạ đồng thời ung thư thực quản bằng kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tại bệnh viện K từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 54,4 ±7,0 (43-69). Tỷ lệ nam/nữ là 59/1. Tỷ lệ nuốt nghẹn 91,7%. Có 46 (76,7%) bệnh nhân giai đoạn T3, 14 (23,3%) bệnh nhân ở giai đoạn T4. Thể giải phẫu bệnh của các bệnh nhân là ung thư biểu mô vảy (100%). Các thông số bao phủ liều đến PTV (thể tích xạ kế hoạch – Planning target volume) của xạ trị VMAT so với 3D-CRT: V95: 98,4% - 94,35%, V110: 0,15% – 5,35%. Dmax tại tuỷ và da VMAT thấp hơn so với 3D-CRT. Liều tại phổi (V5,V20) và tại tim (V40) VMAT thấp hơn so với 3D-CRT.Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau hóa xạ trị là 48,3%, tỷ lệ đáp ứng 1 phần là 41,7%, tỷ lệ bệnh không đổi là 10%. Độc tính trên hệ huyết học là hạ bạch cầu (6%), hạ tiểu cầu (1,7%). Độc tính viêm da do xạ trị (58,4%), viêm thực quản do xạ trị (18,3%), độc tính viêm phổi do xạ trị (3,3%), không ghi nhận độc tính trên hệ tim mạch. Kết luận: Xạ trị ung thư thực quản bằng kỹ thuật VMAT và 3D-CRT cho kết quả tốt và an toàn, kỹ thuật VMAT cho thấy tập trung liều xạ tốt hơn và ít độc tính hơn kỹ thuật 3D-CRT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancerstatistics 2018: GLOBOCAN estimates of in cidenceand mortalityworldwidefor 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2018;68(6):394-424. doi: 10.3322/caac.21492
2. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Bá Đức (2003). Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001-2003. Tạp Chí Học TPHCM. 13(5):23–64.
3. HànThị Thanh Bình (2004). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô thực quản tại bệnh viện K giai đoạn 1998 - 2004.Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội
4. Carcinoma of the Esophagus. Accessed September 21, 2020. https://www. cambridge.org/ core/books/carcinoma-of-the esophagus/841ACDC360FA07FD66C139B2C18E734A
5. J S, Jjb van L, Mccm H, et al. Neoadjuvant chemoradiotherapy plus surgery versus surgery alone for oesophageal or junctional cancer (CROSS): long-term results of a randomised controlled trial. The Lancet. Oncology. doi:10.1016/S1470-2045(15)00040-6
6. Stahl M, Stuschke M, Lehmann N, et al. Chemoradiation withandwithoutsurgery in patientswithlocallyadvancedsquamouscellcarcinoma of the esophagus. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol. 2005;23(10):2310-2317. doi:10.1200/ JCO.2005.00.034
7. Nguyễn Đức Lợi (2015). Đánh giá hiệu quả phác đồ hóa xạ đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III - IV tại bệnh viện K. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Tepper J, Krasna MJ, Niedzwiecki D, etal. Phase III Trial of Trimodality Therapy With Cisplatin, Fluorouracil, Radiotherapy, and Surgery Compared With Surgery Alone for Esophageal Cancer: CALGB 9781. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol. 2008;26(7):1086-1092. doi:10.1200/ JCO.2007.12.9593
9. De Vita F, Di Martino N, Orditura M, etal. Preoperative Chemoradiotherapy for Squamous Cell Carcinoma and Adenocarcinoma of the Esophagus: A Phase II Study. Chest. 2002; 122(4):1302-1308. doi:10.1378/ chest.122.4.1302