ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ AMH HUYẾT THANH VÀ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa giá trị nồng độ AMH huyết thanh với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu với đối tượng nghiên cứu là 157 phụ nữ trong độ tuổi từ 23-47, điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021. Đối tượng được chia thành 3 nhóm theo giá trị AMH: thấp <1,25 ng/ml, trung bình 1,25-3,57 ng/ml, cao >3,57 ng/ml (theo một nghiên cứu về mức đáp ứng buồng trứng tại Việt Nam trước đó) [1]. Đánh giá các kết quả bao gồm số noãn thu được, số noãn trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh, số phôi và chất lượng phôi giai đoạn phân cắt, tỉ lệ thai lâm sàng tương ứng ở 3 nhóm này. Kết quả: Tỉ lệ noãn trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi khả dụng giai đoạn phân cắt không khác biệt giữa các nhóm AMH. Tuy nhiên, số lượng noãn, số lượng phôi khả dụng giai đoạn phân cắt ở nhóm AMH thấp thì thấp hơn nhóm AMH trung bình, nhóm AMH trung bình thấp hơn nhóm AMH cao có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ thai lâm sàng có sự khác biệt giữa các nhóm AMH. AMH không có giá trị dự đoán chất lượng noãn bào nhưng có khả năng dự đoán được số noãn thu được, số phôi khả dụng và tỉ lệ thai lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
AMH, noãn trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh, phôi giai đoạn phân cắt, thai lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Broekmans F.J., Kwee J., Hendriks D.J., et al. (2006). A systematic review of tests predicting ovarian reserve and IVF outcome. Hum Reprod Update, 12(6), 685–718.
3. Xu H., Zeng L., Yang R., et al. (2017). Retrospective cohort study: AMH is the best ovarian reserve markers in predicting ovarian response but has unfavorable value in predicting clinical pregnancy in GnRH antagonist protocol. Arch Gynecol Obstet, 295(3), 763–770.
4. ALPHA Scientists In Reproductive Medicine and ESHRE Special Interest Group Embryology (2011). Istanbul consensus workshop on embryo assessment: proceedings of an expert meeting. Reprod Biomed Online, 22(6), 632–646.
5. Zegers-Hochschild F., Adamson G.D., de Mouzon J., et al. (2009). The International Committee for Monitoring Assisted Reproductive Technology (ICMART) and the World Health Organization (WHO) Revised Glossary on ART Terminology, 2009. Human Reproduction, 24(11), 2683–2687.
6. Kelsey T.W., Wright P., Nelson S.M., et al. (2011). A validated model of serum anti-müllerian hormone from conception to menopause. PLoS ONE, 6(7), e22024.
7. Zhang B., Meng Y., Jiang X., et al. (2019). IVF outcomes of women with discrepancies between age and serum anti-Müllerian hormone levels. Reprod Biol Endocrinol, 17(1), 58.
8. Dai X., Wang Y., Yang H., et al. (2020). AMH has no role in predicting oocyte quality in women with advanced age undergoing IVF/ICSI cycles. Sci Rep, 10(1), 19750.
9. Eldar-Geva T., Ben-Chetrit A., Spitz I.M., et al. (2005). Dynamic assays of inhibin B, anti-Mullerian hormone and estradiol following FSH stimulation and ovarian ultrasonography as predictors of IVF outcome. Human Reproduction, 20(11), 3178–3183.