ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN TRÊN 65 TUỔI

Thị Hồng Thắm Lê 1,2, Quý Châu Ngô 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân trên 65 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 tuổi chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 9/2020 đến năm 7/2021. Kết quả. Triệu chứng ban đêm gặp nhiều nhất là ngáy to khi ngủ chiếm 92.5% và thức giấc nhiều lần trong đêm chiếm 75%. Có tới 97.6% số bệnh nhân có Mallampati độ 3-4 (n=42). Chỉ số ngưng giảm thở trung bình cả hai giới là 32.63 (n=45), trong đó 73.3% số bệnh nhân có AHI từ trung bình – nặng. Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn có có điểm Epworth > 10 và triệu chứng đau đầu buổi sáng chỉ chiếm tỉ lệ 20% trong tổng số 40 bệnh nhân. Kết luận: Đối tượng người > 65 tuổi mắc OSA có biểu hiện buồn ngủ ngày, hay đau đầu, khó chịu vào buổi sáng thấp. Ngủ ngáy là triệu chứng ban đêm gặp nhiều nhất ở bệnh nhân trên 65 tuổi có ngừng thở tắc nghẽn với chỉ số AHI từ trung bình đền nặng. Do vậy, cần đặc biệt khuyến cáo đối với những người có biểu hiện ngủ ngáy nhằm phát hiện sớm hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn và điều trị kịp thời cho người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dempsey JA, Veasey SC, Morgan BJ, et al (2010).Pathophysiology of sleep apnea", American Journal of Physiology, 90(1):47-112.
2. Young T, Peppard PE, Barnet JH, et al (2013). Increased prevalence of sleep-disordered breathing in adults. American Journal of Epidemiology, 177(9):1006-1014.
3. Palta M, Young T, Dempsey J, et al (2009). Burden of sleep apnea: rationale, design, and major findings of the Wisconsin Sleep Cohort study", Wisconsin Medical Journal. 108(5):246-249.
4. George CF (2007). Sleep apnea, alertness, and motor vehicle crashes. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 176(10):954-956.
5. Yaffe K, Laffan AM, Harrison S, et al (2011). Sleep-disordered breathing, hypoxia, and risk of mild cognitive impairment and dementia in older women. The Journal of the American Medical Association. 306(6): 613-619.
6. Strohl K, Bonnie R, Findley L, et al (1994). Sleep apnea, sleepiness and driving risk. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 150:1463-1473.
7. American Academy of Sleep Medicine (2014). International Classification of Sleep Disorders 3rd edition, American Academy of Sleep Medicine, United States of America.
8. Phạm Văn Lưu (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đo đa kí giấc ngủ của bệnh nhân ngừng thở khi ngủ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Singareddy R, Vgontzas AN, Fernandez MJ, et al (2012). Risk factors for incident chronic insomnia: a general population prospective study. Sleep Med. 13:346-353.
10. Vgontzas AN, Lin HM, Papaliaga M, et al (2008). Short sleep duration and obesity: the role of emotional stress and sleep disturbances. Int J Obes (Lond). 32(5):801-809.