ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TÁ TRÀNG

Thanh Dũng Lê 1,, Bích An Trương 2, Văn Sỹ Thân 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp can thiệp nút mạch cầm máu trong điều trị bệnh nhân (BN) chảy máu tá tràng cấp tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu/tiến cứu mô tả từ 01/01/2020 đến 31/05/2021, 21 BN được chẩn đoán chảy máu tá tràng và can thiệp nội mạch cầm máu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Tỷ lệ thành công về kỹ thuật và lâm sàng lần lượt là 21/21(100%) và 14/21(66,7%) trường hợp. Tỷ lệ biến chứng sớm chảy máu tái phát chiếm 4/21(19%), trong đó 1 BN được nút mạch lần hai, 3 BN được nội soi nhắc lại hoặc phẫu thuật cầm máu sau nút, 1 BN u tá tràng sau nút mạch có biến chứng thiếu máu tá tràng được kiểm tra lại bằng nội soi và điều trị phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau nút là 9/21 (42.8%), trong đó 2 BN nặng lên do u tiến triển mà không có biểu hiện chảy máu tiêu hóa tái phát. Kết luận: Can thiệp nút mạch cầm máu là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong kiểm soát chảy máu tá tràng thất bại với điều trị cầm máu qua nội soi, nhất là đối với những BN thuộc nhóm cao tuổi, có bệnh lý nội khoa kết hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mille M, Engelhardt T, Stier A. Bleeding Duodenal Ulcer: Strategies in High-Risk Ulcers. Visc Med. 2021;37(1):52-62. doi:10.1159/000513689
2. Loffroy R, Favelier S, Pottecher P, et al. Transcatheter arterial embolization for acute nonvariceal upper gastrointestinal bleeding: Indications, techniques and outcomes. Diagnostic and Interventional Imaging. 2015;96(7-8):731-744. doi:10.1016/j.diii.2015.05.002
3. Hà Văn Quyết. Chảy máu đường tiêu hóa. In: Bệnh Học Ngoại Dùng Cho Sau Đại Học Tập I. Nhà xuất bản y học; 2006:36-37.
4. Loffroy R, Guiu B, D’Athis P, et al. Arterial Embolotherapy for Endoscopically Unmanageable Acute Gastroduodenal Hemorrhage: Predictors of Early Rebleeding. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2009;7(5):515-523. doi:10.1016/j.cgh.2009.02.003
5. Madhusudhan KS, Venkatesh HA, Gamanagatti S, Garg P, Srivastava DN. Interventional Radiology in the Management of Visceral Artery Pseudoaneurysms: A Review of Techniques and Embolic Materials. Korean J Radiol. 2016;17(3):351-363. doi:10.3348/kjr.2016.17.3.351
6. De Wispelaere JF, De Ronde T, Trigaux JP, de Cannière L, De Geeter T. Duodenal ulcer hemorrhage treated by embolization: results in 28 patients. Acta Gastroenterol Belg. 2002;65(1):6-11.
7. Kuyumcu G, Latich I, Hardman R, Fine G, Oklu R, Quencer K. Gastrodoudenal Embolization: Indications, Technical Pearls, and Outcomes. JCM. 2018;7(5):101. doi:10.3390/jcm7050101
8. Zhou T-Y, Sun J-H, Zhang Y-L, et al. Post-pancreaticoduodenectomy hemorrhage: DSA diagnosis and endovascular treatment. Oncotarget. 2017;8(43):73684-73692. doi:10.18632/oncotarget.17450