KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÔ GÂN BẢO QUẢN TẠI LAB CÔNG NGHỆ MÔ GHÉP – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Thị Tân Nguyễn 1,, Thị Hồng Nhung Lê 2
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng mô gân bảo quản tại Lab Công nghệ mô ghép – Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên tất cả các mẫu gân được bảo quản tại Lab công nghệ mô ghép -  Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020. Kết quả: Có 2139 mẫu mô gân được bảo quản trong đó có 2012 (94,1%) mẫu đã được sử dụng. Tỉ lệ bảo quản gân Achille và gân bánh chè chiếm cao nhất 2 năm 2010 và 2011 (60% và 32%), nhưng giảm dần trong những năm gần đây (năm 2020 là 9,7% và 4,3%). Trong khi đó, gân cẳng tay, từ năm 2010 và 2011 còn chưa được bảo quản tới năm 2020 tỷ lệ này tăng lên là 29,7%. Gân cẳng chân có sự tăng mạnh từ 4% trong năm 2010 lên 56,2% năm 2020 đặc biệt năm 2019 còn chiếm tới 80,9%. Tỷ lệ các loại mô gân được sử dụng qua các năm có sự thay đổi lớn, gân Achille và gân bánh chè năm 2010 (64% và 32%), năm 2011 (69,9% và 18,5%) có tỷ lệ được sử dụng cao thì tới năm 2020 tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 6% gân Achille và 0% gân bánh chè được sử dụng. Trái lại, năm 2010 chỉ có 4% gân cẳng chân, chưa có gân cẳng tay được sử dụng, thì tới năm 2020 tỷ lệ này lần lượt là 60,7% và 33,3%. Kết luận: Trong giai đoạn 2010 – 2020, các mẫu mô gân đồng loại được bảo quản theo quy trình lạnh sâu tại Lab Công nghệ mô ghép - Trường đại học Y Hà Nội khá đa dạng, nhiều loại mô gân được thu nhận, xử lý bảo quản và tỉ lệ sử dụng mô gân được sử dụng cao. Mô gân Achille và gân bánh chè bảo quản và sử dụng có xu hướng giảm, trong khi gân cẳng tay và đặc biệt là gân cẳng chân ngày càng được bảo quản và sử dụng nhiều do những thay đổi về quan điểm trong thực hành lâm sàng ngoại khoa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Văn Minh (1999), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Trần Hoàng Tùng, Đào Xuân Tích, Ngô Văn Toàn (2013), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng mảnh ghép gân đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt nam, Số đặc biệt, 114–120.
3. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2007).” Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” Nhà xuất bản Tư Pháp.
4. Quách Thị Yến (2011). Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại labo bảo quản mô - Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002-2010, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Hulet C, Sonnery-Cottet B, Stevenson C, et al (2019). The use of allograft tendons in primary ACL reconstruction. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc; 27(6):1754-1770.
6. Vũ Dương Quý, Phạm Mạnh Hùng (2006): Miễn dịch ghép. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
7. Van Tongel A, Stuyck J, Bellemans J, Vandenneucker H (2007). Septic arthritis after arthroscopic anterior cruciate ligament reconstruction: a retrospective analysis of incidence management and outcome. Am J Sports Med;35:1059-1063.
8. Vyas D, Rabuck SJ, Harner CD (2012). Allograft anterior cruciate ligament reconstruction: indications, techniques, and outcomes. J Orthop Sports Phys Ther; 42:196–207.