ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH NAM RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Văn Giáp Nguyễn 1,, Thị Hà An Trần 2, Thị Hải Hà Nguyễn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh: Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn đặc trưng bởi lo lắng quá mức, mạn tính, không thể kiểm soát được, có tính chất lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan tới stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao ở người bệnh lo âu lan toả. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm rối loạn chức năng tình dục ở người bệnh nam rối loạn lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 07/2020 đến tháng 07/2021. Kết quả: độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân 43,82±1,926 tuổi, tuổi trung bình bắt đầu hoạt động chức năng tình dục là 19,7±4,1 tuổi, 63,3% giảm chức năng cương chiếm, 70% bệnh nhân có giảm ham muốn tình dục, 75% bệnh nhân báo cáo thời gian xuất tinh nhanh hơn bình thường. Kết luận: Rối loạn chức năng tình dục ở bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa xuất hiện với tỉ lệ cao, với biểu hiện giảm ham muốn, chức năng cương suy giảm, thời gian xuất tinh rút ngắn, là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn khi điều trị các bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weisberg RB. Overview of Generalized Anxiety Disorder: Epidemiology, Presentation, and Course. J Clin Psychiatry.:6.
2. Clayton AH, Durgam S, Tang X, Chen C, Ruth A, Gommoll C. Characterizing sexual function in patients with generalized anxiety disorder: a pooled analysis of three vilazodone studies. Neuropsychiatr Dis Treat. 2016;12:1467-1476. doi:10.2147/NDT.S103408
3. Trần Nguyễn Ngọc (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Kendurkar A, Kaur B. Major depressive disorder, obsessive-compulsive disorder, and generalized anxiety disorder: do the sexual dysfunctions differ? Prim Care Companion J Clin Psychiatry. 2008;10(4): 299–305.
5. Adair LE. Four-Stage Model of the Sexual Response. In: Weekes-Shackelford V, Shackelford TK, Weekes-Shackelford VA, eds. Encyclopedia of Evolutionary Psychological Science. Springer International Publishing; 2016:1-5. doi:10.1007/978-3-319-16999-6_1892-1
6. DeRogatis L, Rosen RC, Goldstein I, Werneburg B, Kempthorne‐Rawson J, Sand M. Characterization of Hypoactive Sexual Desire Disorder (HSDD) in Men. The Journal of Sexual Medicine. 2012;9(3):812-820. doi:10.1111/j.1743-6109.2011.02592.x
7. Yafi FA, Jenkins L, Albersen M, et al. Erectile dysfunction. Nat Rev Dis Primers. 2016;2(1):16003. doi:10.1038/nrdp.2016.3
8. Rajkumar RP, Kumaran AK. The Association of Anxiety With the Subtypes of Premature Ejaculation: A Chart Review. Prim Care Companion CNS Disord. 2014;16(4):10.4088/PCC.14m01630. doi:10.4088/PCC.14m01630