ĐÁNH GIÁ SỰ LIÊN QUAN CỦA TÌNH TRẠNG SUY YẾU (FRAILTY) Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

Thị Thu Hiền Phạm 1,, Toàn Thắng Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân cao tuổi trải qua phẫu thuật ngày càng nhiều, tuy nhiên đây cũng là nhóm bệnh nhân có sự không đồng nhất về chức năng và hoạt động sống cơ bản. Và suy yếu được xác định là yếu tố nguy cơ chính làm tăng nguy cơ tử vong, biến chứng phẫu thuật, thời gian nằm viện và hoạt động chức năng. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi với kết quả điều trị sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 322 bệnh nhân trên 60 tuổi có trải qua phẫu thuật tại khoa ngoại tổng hợp, khoa gan mật tuỵ, phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi khảo sát tình trạng suy yếu theo tiêu chuẩn Fried. Chúng tôi theo dõi bệnh nhân 30 ngày sau phẫu thuật, ghi nhận các kết cục gồm: biến chứng, tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Kết quả: Trong 322 bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật theo chương trình, có 110 bệnh nhân suy yếu trước phẫu thuật theo tiêu chuẩn Fried, chiếm tỉ lệ là 34,16%. Trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, có 101 bệnh nhân có biến chứng/ tử vong, chiếm tỉ lệ là 31,4%. Tỉ lệ biến chứng/ tử vong ở nhóm bệnh nhân suy yếu là 57,8%; lớn hơn so với nhóm bệnh nhân không suy yếu (17,2%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết luận: Suy yếu là hội chứng phổ biến trên bệnh nhân cao tuổi phẫu thuật và làm tăng đáng kể biến chứng sau phẫu thuật. Nên đánh giá suy yếu một cách thường quy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNFPA Vietnam. Tọa đàm “Thích Ứng Với Già Hóa Dân Số Nhanh Ở Việt Nam: Con Đường Phía Trước” nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10/2018.
2. Hamel MB, Henderson WG, Khuri SF, Daley J. Surgical outcomes for patients aged 80 and older: morbidity and mortality from major noncardiac surgery. J Am Geriatr Soc. 2005;53(3):424-429.
3. Fried LP, Tangen CM, Walston J, et al. Frailty in older adults: evidence for a phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2001;56(3):M146-M156.
4. Development and evaluation of the universal ACS NSQIP surgical risk calculator: a decision aid and informed consent tool for patients and surgeons - PubMed. Accessed July 21, 2021.
5. Nguyễn Vạn Thiện, Thân Hà Ngọc Thể. Ảnh hưởng của suy yếu lên kết cục lâm sàng 30 ngày ở người cao tuổi trải qua phẫu thuật tiêu hoá. Published online 2019.
6. Chen CC-H, Lin M-T, Liang J-T, Chen C-M, Yen C-J, Huang G-H. Pre-surgical Geriatric Syndromes, Frailty, and Risks for Postoperative Delirium in Older Patients Undergoing Gastrointestinal Surgery: Prevalence and Red Flags. J Gastrointest Surg. 2015;19(5):927-934.
7. Makary MA, Segev DL, Pronovost PJ, et al. Frailty as a Predictor of Surgical Outcomes in Older Patients. J Am Coll Surg. 2010;210(6):901-908.
8. Hewitt J, Long S, Carter B, Bach S, McCarthy K, Clegg A. The prevalence of frailty and its association with clinical outcomes in general surgery: a systematic review and meta-analysis. Age Ageing. 2018;47(6):793-800.