NGHIÊN CỨU GEN CAGA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHI BỆNH LÝ DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Nguyễn Thanh Liêm1,, Lê Văn Khánh1, Nguyễn Thị Kim Nhi2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) có thể mắc phải trong thời thơ ấu và việc nhiễm vi khuẩn dai dẳng là nguồn cơ gây ra hàng loạt bệnh lý dạ dày thậm chí ung thư dạ dày khi trưởng thành. Yếu tố độc lực CagA được mã hóa bới gene CagA của H. pylori là một trong các yếu tố nên cân nhắc khi quyết định tiệt trừ H. pylori ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mang gen CagA của vi khuẩn H. pylori; Phân tích mối liên quan gen CagA với tổn thương trên nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng ở bệnh nhi bệnh lý dạ dày – tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 85 bệnh nhi bệnh lý dạ dày – tá tràng từ 5 đến 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ mang gene CagA của H. pylori ở bệnh nhi bệnh lý dạ dày – tá tràng là 67,1%. Các chủng H. pylori mang gene CagA có nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng gấp 4,059 lần (95%CI: 1,243-13,254; p=0,024). Kết luận: Tỷ lệ chủng H. pylori mang gene CagA cao và những chủng này liên quan với tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thúy Hằng và cộng sự, (2019). Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(11), tr. 52-57.
2. Backert, S., Blaser, M. J. (2016). The role of CagA in the gastric biology of Helicobacter pylori. Cancer research, 76(14), pp. 4028-4031.
3. Kao, C.-Y., Sheu, B.-S., Wu, J.-J., (2016). Helicobacter pylori infection: An overview of bacterial virulence factors and pathogenesis. Biomedical journal, 39(1), pp. 14-23.
4. Li, Z., Chen, H., Chen, T., (2022). Genetic liability to obesity and peptic ulcer disease: a Mendelian randomization study. BMC Medical Genomics, 15(1), 209.
5. Nguyen, C. T., Tang, N., Le, G., et al., (2023). Helicobacter pylori Infection and Peptic Ulcer Disease in Symptomatic Children in Southern Vietnam: A Prospective Multicenter Study. Healthcare, 11, 1658.
6. Patel, N. M., Khan, B., Gerkin, R., et al (2011). Obesity is Associated With High Risk Stigmata of Peptic Ulcer Disease. Gastroenterology, 140(5), 731.
7. Tringali, A., Thomson, M., Dumonceau, J. M., et al., (2017). Pediatric gastrointestinal endoscopy: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) and European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition (ESPGHAN) Guideline Executive summary. Endoscopy, 49(1), pp. 83-91.