ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN HÀ NỘI

Phousamay Soukhoumalay 1,, Thu Nga Phạm 1, Thị Thu Hương Ngô 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gây thành dịch do virus EV71 và Coxsackie 16 gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em và có hiệu quả điều trị tốt khi được phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị kịp thời khi trẻ chuyển độ nặng để giảm các biến chứng như bại não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu sớm. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng nghiên cứu: 80 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tay chân miệng được điều trị tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh, từ 08/2020 đến 07/2021. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ 2:1, tuổi trung bình 18 ± 1,6 tháng. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là sốt chiếm 100%, 53,8% sốt nhẹ < 380 5 và 46,2% sốt cao >380 5  ban phỏng nước ở da là 100%, mức độ phát ban và loét miệng nặng chỉ có 11,3%.  80% trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh. 78/80 trẻ vào viện có dấu hiệu thần kinh, 100% trẻ có dấu hiệu giật mình, 69/80 trẻ có dấu hiệu tim mạch: 100% có mạch nhanh > 150 lần/ phút. 18/ 80 trẻ có mắc bệnh lý kèm theo. Trẻ nhập viện chủ yếu ở độ 2b nhóm 1 là 58,8%. Xét nghiệm: 28,8% trẻ có PCR EV71 (+). Bạch cầu và CRP tăng ở nhóm tay chân miệng có mắc bệnh lý kèm theo. Kết luận: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh dễ lây thành dịch. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ,  triệu chứng xuất hiện đa dạng, có nốt ban phỏng nước bàn tay và bàn chân và vết loét ở miệng. Bệnh nhân cần nhập viện ở độ 2. Virut EV71 là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định chỉ gặp ở 28,8%. Chẩn đoán chính dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takahashi S, et al.(2018). Epidemic dynamics, interactions and predictability of enteroviruses associated with hand, foot and mouth disease in Japan. Journal of the Royal Society, Interface. 15(146),
2. Gonzalez G, et al.(2019). Enterovirus-Associated Hand-Foot and Mouth Disease and Neurological Complications in Japan and the Rest of the World. International journal of molecular sciences. 20(20),
3. Hsia SH, et al.(2020). Cardiopulmonary failure in children infected with Enterovirus A71. Journal of biomedical science. 27(1), 53.
4. Ngô Thị Hiếu Minh (2010). Nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
5. Trần Thị Trang Anh (2013). Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại khoa truyền nhiễm, bệnh viện nhi trung ương. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Khóa 2007 - 2013, Đại Học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Kim Thư (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Truyền nhiễm và các bệnh Nhiệt Đới. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Chatproedaprai S et al (2010). Clinical and Molecular Characterization of Hand-foot-and –Mouth Disease in Thailand, 2008-2009. Japanese Journal Infectious Disease. 63(4), 229-33