ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ HẸP PHÌ ĐẠI MÔN VỊ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2023

Lê Hoàng Long1,, Nguyễn Hoàng Thanh2, Phạm Duy Hiền 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những trẻ có hẹp phì đại môn vị giai đoạn 2018 - 2023. Bằng phương pháp hồi cứu trên 46 người bệnh đã được chẩn đoán hẹp phì đại môn vị, chúng tôi nhận thấy: Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh nam (78,3%), có độ tuổi từ 3 – 6 tuần tuổi (82,6%) với tuổi khởi phát trung bình là 26,57 ± 9,91 ngày. Hầu hết trẻ được chẩn đoán ở độ tuổi từ 3 – 8 tuần tuổi (71,8%) với thời gian chẩn đoán trung bình mất 42,38 ± 20,73 ngày. Về mặt lâm sàng, tất cả bệnh nhân (100%) đều có biểu hiện nôn trớ sữa không có mật hoặc sữa chưa tiêu, thường có sự chậm trễ về thời gian đặc trưng sau khi bú. Khám thực thể, sờ thấy được khối u môn vị ở 52,2% trường hợp. Chụp X-quang bụng không chuẩn bị thường phát hiện giãn dạ dày với bóng khí dạ dày nổi rõ (82,6%). Phát hiện siêu âm cho thấy phần lớn các trường hợp (93,4%) có chiều dài ống môn vị ≥ 16,0 mm và độ dày cơ ≥ 4,0 mm. Kết luận: những trẻ có biểu hiện nôn trớ ra sữa, không có dịch mật, có khoảng trống thời gian rõ ràng và sờ thấy có u cơ môn vị thì có thể nghi ngờ hẹp phì đại môn vị. Trường hợp không điển hình, chụp X – Quang và siêu âm bụng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Galea R, Said E. Infantile Hypertrophic Pyloric Stenosis: An Epidemiological Review. Neonatal Netw. 2018;37(4):197-204. doi:10.1891/0730-0832.37.4.197
2. Kim HJ. Utility of Pyloric Length Measurement for Detecting Severe Metabolic Alkalosis in Infants with Hypertrophic Pyloric Stenosis. Pediatric Gastroenterology, Hepatology & Nutrition. 2024; 27(2): 88-94. doi:10.5223/pghn.2024. 27.2.88
3. van den Bunder FA, Derikx JP, Kiblawi R, van Rijn RR, Dingemann J. Diagnostic accuracy of palpation and ultrasonography for diagnosing infantile hypertrophic pyloric stenosis: a systematic review and meta-analysis. British Journal of Radiology. 2022;95(1139):20211251. doi:10.1259/bjr.20211251
4. Oetzmann von Sochaczewski C, Muensterer OJ. The incidence of infantile hypertrophic pyloric stenosis nearly halved from 2005 to 2017: analysis of German administrative data. Pediatr Surg Int. 2021;37(5):579-585. doi:10.1007/ s00383-020-04810-0
5. Leong MM, Chen SCC, Hsieh CS, et al. Epidemiological Features of Infantile Hypertrophic Pyloric Stenosis in Taiwanese Children: A Nation-Wide Analysis of Cases during 1997–2007. PLoS One. 2011;6(5): e19404. doi:10.1371/journal. pone.0019404
6. Shaligram R, Malwade S, Garud BP, Mane S. Infantile Hypertrophic Pyloric Stenosis Without Metabolic Alkalosis: A Report of Two Cases. Cureus. 2024;16(9): e68548. doi:10.7759/cureus. 68548