ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẤT BÙ CẤP

Hà Hoài Nam1,, Hoàng Huy Trường 2,3, Nguyễn Hoàng Hải4, Nguyễn Thị Thu Quyên2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội
2 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Tim Tâm Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim mất bù cấp (STMBC) là một tình trạng lâm sàng phổ biến, đòi hỏi nhập viện và điều trị tích cực. Việc mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực hành điều trị giúp hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý bệnh nhân STMBC tại Việt Nam. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhân nhập viện vì STMBC nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 223 bệnh nhân STMBC nhập viện từ 1/2022 đến 9/2024. Dữ liệu được thu thập và phân tích phần mềm SPSS 25.0. Kết quả: Tuổi trung vị của bệnh nhân là 67 tuổi, 57,4% từ 65 tuổi trở lên. Các bệnh đồng mắc phổ biến bao gồm rối loạn lipid máu (72,2%), tăng huyết áp (68,6%) và rung nhĩ (42,2%). Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là rối loạn nhịp tim (26,3%), nhiễm trùng (25,4%) và không tuân thủ điều trị (25,0%). Triệu chứng chủ yếu khi nhập viện gồm khó thở (84,3%), phù ngoại biên (50,7%) và rales phổi (53,4%), với 51,6% bệnh nhân ở phân độ NYHA III. Cận lâm sàng ghi nhận 46,6% bệnh nhân thiếu máu, 49,7% có eGFR <60 mL/phút/1.73 m² và 57,4% suy tim với phân suất tống máu thất trái (PSTMTT) giảm. Việc điều trị suy tim theo khuyến cáo được áp dụng rộng rãi khi xuất viện với tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế hệ RAAS (79,8%), chẹn beta (81,2%), SGLT2i (77,6%) và MRA (76,2%). Trong nhóm suy tim PSTMTT giảm, 68% bệnh nhân được kê đơn đầy đủ cả 4 nhóm thuốc nền tảng. Kết luận: Bệnh nhân STMBC nhập viện có tỉ lệ bệnh đồng mắc cao, triệu chứng nặng và được điều trị theo khuyến cáo. Việc tối ưu hóa điều trị nội khoa có thể góp phần cải thiện hiệu quả quản lý bệnh nhân STMBC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/ eurheartj/ehab368
2. Văn ĐH, Lưu TH, Lương MT, Nguyễn ĐH, Vũ KT. Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2019;88:74-82.
3. Nguyễn QT, Nguyễn HA, Đinh TQ, Nguyễn HH. Đặc điểm và kết cục ngắn hạn của người bệnh nhập viện vì suy tim mất bù cấp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí y học Việt Nam. 2024;542(3):227-231.
4. Nguyễn QNH, Lê ĐT, Nguyễn VT, Nguyễn TY, Phạm TTH, Bùi THQ. Tỷ lệ và các yếu tố liên quan tới tái nhập viện hoặc tử vong ở người bệnh suy tim cấp tại bệnh viện thống nhất. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;511(2):246-252.
5. He W, Jia J, Chen J, et al. Comparison of prognostic value of red cell distribution width and NT-proBNP for short-term clinical outcomes in acute heart failure patients. Int Heart J. 2014;55(1):58-64. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24463920.
6. Nguyễn ĐK, Trương PH. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí y học Việt Nam. 2024;542(1):381-386.
7. Nguyễn HN, Nguyễn TD. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2021;93:158-164.
8. D’Amario D, Rodolico D, Delvinioti A, et al. Eligibility for the 4 Pharmacological Pillars in Heart Failure With Reduced Ejection Fraction at Discharge. J Am Heart Assoc. 2023;12(13): e029071. doi:10.1161/JAHA.122.029071