MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN KHỞI PHÁT VÀ ĐIỀU TRỊ TÚI PHÌNH VỚI KẾT QUẢ THẦN KINH TỐT Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH MẠCH NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian khởi phát và điều trị túi phình với kết quả thần kinh tốt ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 200 bệnh án của bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não điều trị tại trung tâm Đột quỵ và khoa Phẫu thuật thần kinh từ tháng 8 năm 2023 đến hết tháng 8 năm 2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59, nữ giới chiếm đa số 54,5%. Triệu chứng khởi phát thường gặp là đau đầu, chiếm 88,5%, vị trí túi phình thường gặp nhất nằm ở tuần hoàn não trước, chiếm 81,5%. Đa phần bệnh nhân bị tổn thương não ở mức độ I chiếm 59% tính theo phân độ WFNS. Có 79% bệnh nhân đạt chức năng thần kinh tốt sau 1 tháng ra viện. Phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận các yếu tố liên quan đến kết quả chức năng thần kinh tốt gồm WFNS nhập viện độ I (OR = 4,9, KTC 95%: 1,1–22,4; p=0,039), túi phình ở tuần hoàn não trước (OR = 4,6, KTC 95%: 1,5–14,0; p=0,007). Các bệnh nhân được xử trí túi phình trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát bệnh có khả năng đạt chức năng thần kinh tốt cao hơn tại thời điểm 1 tháng sau khi ra viện. Kết luận và khuyến nghị: Bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não nên được can thiệp túi phình trước 24 giờ sau khi khởi phát bệnh sẽ có được chức năng thần kinh tốt hơn sau ra viện 1 tháng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu dưới nhện, vỡ phình động mạch não, điều trị túi phình, kết quả thần kinh tốt
Tài liệu tham khảo
2. Rosenørn, J., Eskesen, V., Schmidt, K., & Rønde, F. (1987). The risk of rebleeding from ruptured intracranial aneurysms. Journal of neurosurgery, 67(3), 329–332. https://doi.org/10.3171/jns.1987.67.3.0329
3. Cha, K. C., Kim, J. H., Kang, H. I., Moon, B. G., Lee, S. J., & Kim, J. S. (2010). Aneurysmal rebleeding: factors associated with clinical outcome in the rebleeding patients. Journal of Korean Neurosurgical Society, 47(2), 119–123. https://doi.org/10.3340/jkns.2010.47.2.119
4. Hoh, B. L., Ko, N. U., Amin-Hanjani, S., Chou, S. H.-Y., Cruz-Flores, S., Dangayach, N. S., Derdeyn, C. P., Du, R., Hänggi, D., Hetts, S. W., Ifejika, N. L., Johnson, R., Keigher, K. M., Leslie-Mazwi, T. M., Lucke-Wold, B., Rabinstein, A. A., Robicsek, S. A., Stapleton, C. J., Suarez, J. I., Tjoumakaris, S. I.,… Welch, B. G. (2023). 2023 Guideline for the Management of Patients With Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage: A Guideline From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 54(7), e314–e370. https:// doi.org/10.1161/STR.0000000000000436
5. Kamide, T., Misaki, K., Tsutsui, T., Nambu, I., Yoshikawa, A., & Nakada, M. (2022). Comparison of Endovascular Therapy for Ruptured Cerebral Aneurysm during Spasm and Nonspasm Period. Asian journal of neurosurgery, 17(3), 412–415. https://doi.org/10. 1055/s-0042-1750782
6. Brawanski, N., Dubinski, D., Bruder, M., Berkefeld, J., Hattingen, E., Senft, C.,... & Konczalla, J. (2021). Poor grade subarachnoid hemorrhage: treatment decisions and timing influence outcome. Should we, and when should we treat these patients?. Brain hemorrhages, 2(1), 29-33
7. Rosengart, A. J., Schultheiss, K. E., Tolentino, J., & Macdonald, R. L. (2007). Prognostic factors for outcome in patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage. Stroke, 38(8), 2315–2321. https://doi.org/10.1161/ STROKEAHA.107.484360
8. Phillips, T. J., Dowling, R. J., Yan, B., Laidlaw, J. D., & Mitchell, P. J. (2011). Does treatment of ruptured intracranial aneurysms within 24 hours improve clinical outcome?. Stroke, 42(7), 1936–1945. https://doi.org/10.1161/ STROKEAHA.110.602888
9. Wong, G. K., Boet, R., Ng, S. C., Chan, M., Gin, T., Zee, B., & Poon, W. S. (2012). Ultra-early (within 24 hours) aneurysm treatment after subarachnoid hemorrhage. World neurosurgery, 77(2), 311–315. https://doi.org/10.1016/j.wneu. 2011.09.025
10. Luo, Y. C., Shen, C. S., Mao, J. L., Liang, C. Y., Zhang, Q., & He, Z. J. (2015). Ultra-early versus delayed coil treatment for ruptured poor-grade aneurysm. Neuroradiology, 57(2), 205–210. https://doi.org/10.1007/s00234-014-1454-8