ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN LÊN VẬN ĐỘNG KHỚP VAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Phạm Trần Linh1,2,, Đậu Thị Hằng1, Đỗ Đào Vũ1,2, Đào Thị Bích Ngọc Ngọc1, Nguyễn Minh Hằng1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn lên vận động khớp vai và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với 51 người bệnh ngay sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Kết quả nghiên cứu: Người bệnh sau cấy máy tạo nhịp tim 5 tuần có tỷ lệ lớn vẫn còn đau vai: 29,4% đau nhẹ, 33,3% đau vừa, 11,8% đau nhiều. Tỷ lệ người bệnh có giảm tầm vận động của khớp vai trên 0º chiếm 72,5% với góc gấp và 74,5% với góc dạng. Tỷ lệ giảm vận động đáng kể tầm vận động khớp vai (giảm trên 30º) chiếm 37,3% với cả góc gấp và góc dạng khớp vai. Sau cấy MTNT 5 tuần 100% người bệnh ở nhóm không tập vẫn còn đau khớp vai với mức độ khác nhau: mức độ đau trung bình 63%và đau nhiều 22,2% và nhóm tham gia các bài tập  45,8% đau vai mức độ nhẹ và 54,2% không đau vai. Tầm vận động của góc gấp và góc dạng cải thiện đáng kể ở nhóm tập. Kết luận: Tỷ lệ lớn người bệnh bị đau vai và hạn chế vận động khớp vai sau cấy MTNT 5 tuần. Tập sớm các bài tập khớp vai cải thiện đáng kể sự đau vai và chức năng vận động khớp vai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Như Hùng. Điều trị người bệnh suy tim nặng bằng máy tái đồng bộ tim. Luận án tiến sỹ Y khoa; Nội Tim Mạch. Đại học Y Hà Nội; 2012.
2. Korte T, Jung W, Schlippert U, et al. Prospective evaluation of shoulder-related problems in patients with pectoral cardioverter-defibrillator implantation. American Heart Journal. 1998;135(4):577-583.
3. Ozcan D S, Balci K.G, Polat C.S., et al. Shoulder problems and related conditions in patients with implantable cardioverter defirillators. Accessed October 27, 2022.
4. Wongcharoen W, Petvipusit W, Prasertwitayakij N, et al. Effect of early pendulum exercise on shoulder function after cardiac rhythm management device implantation. J Interv Card Electrophysiol. 2019;55(3):343-347.
5. Celikyurt U, Agacdiken A, Bozyel S, et al. Assessment of shoulder pain and shoulder disability in patients with implantable cardioverter–defibrillator. J Interv Card Electrophysiol. 2013;36(1):91-94.
6. Yadav G, Jiandani M. P, Mehta A, et al. Shoulder Joint Dysfunction in Patients with Cardiac Device Implantation. Accessed November 5, 2022.
7. Daniels JD, Sun S, Zafereo J, et al. Preventing shoulder pain after cardiac rhythm management device implantation: a randomized, controlled study. Pacing Clin Electrophysiol. 2011;34(6):672-678.