NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh tại bệnh viện Nhi Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được trên 217 trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh tại bệnh viện Nhi Thái Bình từ tháng 01/2024 đến tháng 07/2024. Kết quả: Phần lớn trẻ mắc bệnh là trẻ nam (62,2%) với tuổi thai trung bình và cân nặng lúc sinh trung bình lần lượt là 37,65 ± 2,29 (tuần) và 2997 ± 595 (gam). Có 71,9% trẻ suy hô hấp mức độ nhẹ, 19,8% trẻ suy hô hấp mức độ vừa và 8,3% trẻ suy hô hấp mức độ nặng. Phần lớn bệnh nhân đều khỏi bệnh ra viện (92,6%) với thời gian điều trị trung bình là 13,7 ngày. Nhóm nguyên nhân tại phổi mà chủ yếu là viêm phổi là căn nguyên gây suy hô hấp thường gặp nhất (74,2%). Còn ống động mạch (6,9%) và nhiễm khuẩn sơ sinh (23,5%) chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm nguyên nhân khác. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị xấu bao gồm: trẻ sinh non tháng, cân nặng lúc sinh thấp, sinh mổ và suy hô hấp mức độ nặng lúc nhập viện. Kết luận: Suy hô hấp sơ sinh chủ yếu do viêm phổi, với đa số bệnh nhân hồi phục tốt. Tuy nhiên, trẻ sinh non, cân nặng thấp, sinh mổ và suy hô hấp nặng có nguy cơ kết quả điều trị kém hơn. Nhận diện sớm và can thiệp kịp thời là quan trọng để cải thiện tiên lượng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy hô hấp, sơ sinh, nguyên nhân
Tài liệu tham khảo
2. Newborns: improving survival and well-being. Accessed November 8, 2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/newborns-reducing-mortality
3. Nguyễn Thành Nam. Nghiên Cứu Nguyên Nhân, Yếu Tố Nguy Cơ và Kết Quả Điều Trị Suy Hô Hấp ở Trẻ Sơ Sinh Tại Khoa Nhi - Bệnh Viện Bạch Mai. Luận văn Tiến sĩ Y học. Học viện Quân Y; 2018.
4. Khu TKD. Thực trạng cấp cứu sơ sinh và mô hình bệnh tật cấp cứu sơ sinh tại các tuyến bệnh viện tỉnh hòa bình. tcnk. 2021;14(1). doi:10. 52724/tcnk.v14i1.15
5. Sivanandan S, Agarwal R, Sethi A. Respiratory distress in term neonates in low-resource settings. Semin Fetal Neonatal Med. 2017; 22(4): 260-266. doi:10.1016/j.siny.2017. 04.004
6. Hương NTX, Dung LTK, Sơn ĐT. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại trung tâm Nhi khoa, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. VMJ. 2023;530(1). doi:10.51298/vmj.v530i1.6601
7. Vũ TC, Nguyễn TQN. Nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. VMJ. 2023;527(1B). doi:10.51298/ vmj.v527i1B.5783
8. Tuệ PTT, Anh PV, Tuyến NĐ. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy hô hấp sơ sinh nặng tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi. VMJ. 2023;529(1). doi:10.51298/vmj.v529i1.6315
9. Anh ĐTT, Nga NTQ. Nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại khoa Sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. VMJ. 2024;543(2). doi:10.51298/vmj.v543i2.11394
10. Nguyễn PTH, Trần CT, Nguyễn TN. Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh và một số yếu tố liên quan. VMJ. 2022;515(1). doi:10.51298/ vmj.v515i1.2680